Bình luận về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua gần đây,ảiphốihợptốtcảchínhsáchtiềntệvàtàikhoáket qua thi dau chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho biết, gói hỗ trợ này tương đương 4% GDP trong hai năm 2022 – 2023, nên đây là một chương trình hỗ trợ khiêm tốn nếu như so sánh với các nước khác đã làm trong hai năm qua.
Tuy nhiên, dù quy mô gói không thực sự lớn nhưng là tích cực, dù nhìn vào con số tương đương 15 tỷ USD là nhỏ về con số tuyệt đối. Bởi, con số tăng lên là con số thực, không phải bao gồm các chương trình đầu tư hàng năm được tính chung vào gói hỗ trợ lần này. Một điểm nữa là so với các nước trong khu vực, Việt Nam có dư địa tài khóa để thực hiện, khi các nước đã chi mạnh tay hỗ trợ trong năm 2020, 2021 và trong năm nay họ sẽ hết dư địa sẽ phải lui lại, kể cả trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia.
Không cần phải bơm tiền quá lớn mà hỗ trợ sẽ đến từ phía tài khóa. |
Cũng theo phân tích của vị chuyên gia này, việc huy động nguồn vốn cho gói hỗ trợ này hoàn toàn trong tầm tay. Theo tính toán, nguồn tài chính cho gói này sẽ được huy động bằng vay từ: phát hành trái phiếu chính phủ bằng nội tệ trong nước khoảng 70.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ tại thị trường trong nước, vay ODA khoảng 55.000 tỷ đồng và có phương án phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại...
Có thể thấy, việc huy động nguồn vốn cho gói phục hồi tăng trưởng này được tính toán khả thi do chủ yếu được huy động từ nguồn vay trong nước và vay ưu đãi, nên tác động tới cân đối ngân sách và nợ công vẫn trong tầm kiểm soát.
Cụ thể, khi được giải ngân, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng này dự kiến sẽ làm tăng bội chi ngân sách khoảng 240.000 tỷ đồng trong năm 2022-2023. Về vấn đề này, Quốc hội đã ra quyết nghị cho phép tăng bội chi lên 5 - 5,2% trong 2 năm 2022 - 2023, nợ công/GDP tăng lên 49% GDP vào năm 2025, thấp hơn ngưỡng cảnh báo 55% GDP. Do đó, áp lực nợ công và bội chi vẫn nằm trong ngưỡng chấp nhận được.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TBTCVN về việc phối hợp thế nào giữa chính sách tài khóa và tiền tệ khi thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cho rằng, phải phối hợp cả chính sách tiền tệ và tài khóa, tức là hỗ trợ phải đến từ cả hai; điều hành chính sách phải đồng bộ, vừa phải hỗ trợ tăng trưởng nhưng đồng thời phải đảm bảo ổn định vĩ mô. Ông nhấn mạnh: “Theo tôi, để cân nhắc xem nặng bên nào và nhẹ bên nào cần phải xem xét theo tình hình thực tế từng giai đoạn”.
Bối cảnh thuận lợi, tăng trưởng có thể đạt cao hơn 7% Bình luận về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho biết, hiện nay các dự báo tăng trưởng của Việt Nam đang nằm trong mức từ 6,5 - 7%. Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu khiêm tốn khoảng 6,5%. Tuy nhiên, nếu như bối cảnh thuận lợi thì tăng trưởng có thể ở mức cao hơn con số 7%, còn nếu bối cảnh xấu hơn thì sẽ tăng trưởng thấp hơn mức 6,5%. |
Phân tích rõ hơn, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho biết, thực tế trong hai năm vừa qua, chúng ta đang nặng về chính sách tiền tệ, nhẹ về tài khóa. Với thiết kế gói hỗ trợ lần này thì chuyển sang tập trung vào các chính sách tài khóa hơn là các chính sách tiền tệ.
Tức là, tiềm lực để hỗ trợ phục hồi sẽ phải đến từ chính sách tài khóa nhiều hơn, cần tăng thu giảm chi trong ngân sách, chấp nhận tỷ lệ bội chi ngân sách cao hơn. Nếu đầu tư tư nhân phục hồi chậm thì đầu tư công phải bổ sung. Đó là bài học trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô.
Theo ông, trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam, nếu như nặng quá về tiền tệ, bơm tiền ra nhiều thì sẽ dẫn tới lo lắng về bong bóng trong thị trường tài sản.
“Quan điểm của tôi là muốn kiểm soát điều này không phải là hô hào đừng cho vay bất động sản hay đừng cho vay chứng khoán, mà chính sách chung phải là đừng dựa quá vào tiền tệ, định hướng chung là giữ mặt bằng lãi suất hiện nay” – chuyên gia Nguyễn Xuân Thành nêu ý kiến.
Ông cho rằng, không cần phải bơm tiền quá lớn mà hỗ trợ sẽ đến từ phía tài khóa. Bên cạnh giãn, hoãn thuế như 2 năm vừa qua thì việc giảm 2% thuế GTGT sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều cho cả người bán và người mua, hỗ trợ kích thích cầu tiêu dùng. Tương tự, tăng chi cho y tế, tăng chi cho hạ tầng sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn. Với việc điều hành không tiếp tục mạnh tay trong chính sách tiền tệ trong thời gian tới nữa, mà cố gắng chỉ hỗ trợ tăng trưởng, tiền không bơm lên nhiều nữa thì sẽ hạ nhiệt được bất động sản và chứng khoán, tránh sự “lạc quan thái quá” trên 2 thị trường này.
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, có thể thấy, toàn bộ gói hỗ trợ lần này tập trung vào tài khóa là chính. Đây là một điều rất tích cực vì hỗ trợ tài khóa hiệu quả sẽ nhìn thấy ngay và có tác động nhanh hơn. Một điểm thuận lợi nữa là 2 năm vừa qua, chính sách tiền tệ hỗ trợ rất nhiều cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Nhưng để gói hỗ trợ mới này thành công được thì hướng chính sách tiền tệ sẽ rất thách thức khi chúng ta “lệch pha” với các nền kinh tế khác.
Các nền kinh tế khác năm nay và năm sau sẽ phải thắt chặt tiền tệ, trong khi đó, để hỗ trợ phục hồi thì Việt Nam phải thực hiện ngược lại, đó là nới lỏng, để đảm bảo hỗ trợ thanh khoản tốt trên thị trường, nên chính sách tiền tệ vẫn ở trạng thái hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt.