【bóng đá trực tiếp tối nay】Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Không nên "chơi để biết"!

 人参与 | 时间:2025-01-25 09:57:53
san pham chung quyen co bao dam khong nen choi de biet
Bà Tạ Thị Thanh Bình,ảnphẩmchứngquyềncóbảođảmKhôngnênquotchơiđểbiếbóng đá trực tiếp tối nay Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bà Tạ Thị Thanh Bình (ảnh), Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có chia sẻ với Báo Hải quan xung quanh vấn đề này.

Thưa bà, được biết, UBCKNN dự kiến ra mắt sản phẩm chứng quyền có bảo đảm vào năm 2018 nhưng đến nay mới thực hiện. Xin bà cho biết vì sao Ủy ban Chứng khoán lại chọn thời điểm cuối tháng 6 để ra mắt sản phẩm này?

Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm được dự kiến ra mắt từ năm 2018 nhưng do việc chờ đợi sự đầy đủ về khung giám sát, chế độ chính sách, yêu cầu về quản lý giám sát của thị trường, đến tháng 1/2019, Chính phủ mới chấp thuận cho phép triển khai các sản phẩm này.

Theo quy định, để có thể cấp phép chào bán chứng quyền có bảo đảm sẽ phải dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp và dựa trên báo cáo tài chính cuối năm. Tháng 4 là thời hạn cuối ban hành hai loại báo cáo này. Từ đó, Ủy ban Chứng khoán sẽ có cơ sở để cấp phép cho các Công ty chứng khoán nộp hồ sơ đăng kí chào bán.

Do đây là sản phẩm mới của thị trường chứng khoán, chưa đánh giá hết được những diễn biến thực tế, vì vậy, việc phát triển sản phẩm cần theo lộ trình từ các sản phẩm đơn giản (chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán cơ sở, chứng quyền mua, thanh toán bằng tiền) đến phức tạp (chứng quyền có bảo đảm dựa trên chỉ số, chứng quyền bán, thanh toán bằng chứng khoán). Việc này nhằm đảm bảo khả năng quản lý, giám sát các rủi ro trên thị trường, đồng thời tăng cường công tác quản lý giám sát đảm bảo việc vận hành thị trường một cách an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.

Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về những điều kiện cần và đủ để có thể vận hành sản phẩm chứng quyền có bảo đảm trên thị trường chứng khoán?

Về cơ bản, công tác chuẩn bị về khuôn khổ pháp lý, hệ thống công nghệ thông tin, tổ chức phát hành, đào tạo, tuyên truyền sản phẩm, vận hành sản phẩm, quản lý, giám sát giao dịch đã hoàn tất, hội tụ đủ điều kiện để triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm. Việc các Công ty Chứng khoán thực hiện chào bán chứng quyền, niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ không gây tác động lớn đối với thị trường chứng khoán.

san pham chung quyen co bao dam khong nen choi de bietChứng quyền có bảo đảm sẽ ra mắt thị trường chứng khoán vào cuối tháng 6

Hiện đã có 7 công ty chứng khoán đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm và cũng đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống, kiểm thử thành công. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các chương trình đào tạo. Dự kiến trong giai đoạn đầu sẽ triển khai sản phẩm chứng quyền mua kiểu châu Âu, dựa trên cổ phiếu và được thanh toán bằng tiền.

Cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoánvà Trung tâm lưu ký chứng khoán kiểm tra và đánh giá năng lực hệ thống công nghệ cả về mặt vận hành giao dịch, thanh toán, lẫn khả năng giám sát, quản lý các hoạt động của nhà đầu tư, Công ty Chứng khoán.

Do đây là sản phẩm hoàn toàn mới, bà có khuyến nghị như thế nào đối với nhà đầu tư cũng như các Công ty Chứng khoán để có thể tham gia đầu tư một cách an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật?

Việc triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ở thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có một số rủi ro như: Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành (Công ty chứng khoán), rủi ro thao túng giá chứng quyền, rủi ro thao túng giá cổ phiếu cơ sở... Để hạn chế những điều này, các văn bản pháp luật như: Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, Thông tư số 107/2016/TT-BTC, Quyết định số 72/QD-UBCK đã quy định một số điều kiện đối với tổ chức phát hành để đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro, phương án đảm bảo đã đăng kí, quy định hạn mức phát hành chứng quyền, điều kiện trở thành cổ phiếu cơ sở.

san pham chung quyen co bao dam khong nen choi de bietMBB thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm

Sở Giao dịch Chứng khoán cũng sẽ giám sát hàng ngày việc niêm yết giá tạo lập thị trường, giám sát theo dõi diễn biến bất thường về giá, khối lượng giao dịch của chứng quyền và cổ phiếu cơ sở để hạn chế hoạt động thao túng giá chứng quyền và giá chứng khoán cơ sở.

Tuy nhiên, do đây là một sản phẩm mới, chúng tôi khuyến cáo các nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ và phải có một sự hiểu biết nhất định về sản phảm này khi tham gia. Không nên tham gia với tâm lý "chơi để biết". Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu các Công ty chứng khoán phải thực hiện đào tạo cho nhà đầu tư. Do vậy, nhiều Công ty đã mở hàng loạt các lớp đào tạo miễn phí. Nhà đầu tư nên tham gia đăng kí các lớp này để có nền tảng kiến thức nhất định khi tham gia sử dụng sản phẩm chứng quyền có bảo đảm.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kì vọng như thế nào đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, thưa bà?

Việc đưa sản phẩm chứng quyền có đảm bảo vào giao dịch sẽ hỗ trợ sự phát triển thị trường chứng khoán cơ sở (thị trường cổ phiếu), góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường vai trò của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính. Từ đó đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.

san pham chung quyen co bao dam khong nen choi de bietCTD thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm

Hơn nữa, việc ra mắt sản phẩm chứng quyền có bảo đảm góp phần thực hiện lộ trình từng bước đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán được chào bán ra công chúng, góp phần đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu bị hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm này cũng phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường tài chính và đáp ứng nhu cầu đầu tư và quản lý rủi ro của nhà đầu tư, tăng cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam và từng bước hội nhập sâu hơn với các thị trường chứng khoán trong khu vực.

Thực tế, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm được phát triển mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư tại các thị trường chứng khoán khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… Đối với Việt Nam, tôi tin tưởng sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ra đời sẽ phù hợp với nhu cầu thị trường và được đón nhận.

Xin cảm ơn chia sẻ của bà!

san pham chung quyen co bao dam khong nen choi de bietSBT thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm
顶: 689踩: 96