【trận luton】Các bộ hợp nhất, cơ quan kết thúc hoạt động vẫn phải tổng kiểm kê tài sản công

Ngày 20/12,ácbộhợpnhấtcơquankếtthúchoạtđộngvẫnphảitổngkiểmkêtàisảncôtrận luton Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phát hiện tài sản sử dụng không đúng báo cáo xử lý ngay

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương hoàn thành kế hoạch tổng kiểm kê, tổ chức hướng dẫn, tập huấn..., báo cáo kết quả kiểm kê đến toàn bộ đối tượng thực hiện trước ngày 23/12; tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung, bảo đảm đạt và vượt tiến độ, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê của cả nước.

thutuong BCD.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu lấy kết quả tổng kiểm kê làm cơ sở đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với đó, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện tổng kiểm kê; phê bình, nhắc nhở và xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân không chấp hành, chấp hành không nghiêm kế hoạch và các quy định liên quan đến tổng kiểm kê.

Các bộ ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, tăng cường công tác hạch toán, quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm kiểm kê đầy đủ tài sản hiện có, thông tin về tài sản được kiểm kê đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trong đó, gắn công tác kiểm kê tài sản công với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng lưu ý, ngay trong quá trình kiểm kê, nếu phát hiện tài sản không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả thì phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, không chờ đến khi kết thúc tổng kiểm kê, bảo đảm tài sản công được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Không làm thất thoát tài sản của nhà nước

Đối với các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ cho nơi khác do sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính vẫn phải thực hiện nhiệm vụ tổng kiểm kê đến khi chính thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động.

Đồng thời, các cơ quan này có trách nhiệm bàn giao các công việc đã và đang triển khai cho bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.

Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai tiếp các công việc còn lại, bảo đảm việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kiểm kê, không làm thất thoát tài sản của nhà nước.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện tổng kiểm kê của các bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện tổng kiểm kê, báo cáo kết quả tổng kiểm kê của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tập trung vào các đối tượng có quy mô tài sản và số lượng đơn vị kiểm kê lớn, tài sản phức tạp, tiến độ triển khai chậm.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính cập nhật thường xuyên tiến độ thực hiện tổng kiểm kê của cả nước, của từng bộ, ngành, địa phương, định kỳ báo cáo Thủ tướng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời, kịp thời tổng hợp số liệu tổng kiểm kê và đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách, xây dựng cơ sở dữ liệu và tổ chức quản lý nhằm phát huy kết quả tổng kiểm kê, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo kiểm kê của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng báo cáo.

5 hình thức sắp xếp, xử lý tài sản công là nhà, đất

5 hình thức sắp xếp, xử lý tài sản công là nhà, đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo quy định việc sắp xếp, xử lý tài sản công là nhà, đất. Dự thảo đề xuất 5 hình thức: Giữ lại tiếp tục sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển giao về địa phương quản lý và tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.
Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
下一篇:Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?