【trận đấu blackburn】Đồng bằng sông Cửu Long: Sầu riêng “sốt giá”

时间:2025-01-11 01:26:08 来源:Empire777

Chưa bao giờ giá sầu riêng ở các tỉnh ĐBSCL được thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu “săn lùng” ráo riết như hiện nay. Song,ĐồngbằngsngCửuLongSầuringsốtrận đấu blackburn nhiều người vẫn lo ngại khi “cơn sốt sầu riêng” dẫn đến tình trạng ùn ùn mở rộng diện tích sẽ kéo theo nguy cơ thừa sản lượng, giá rớt trở lại...

Sầu riêng là cây thế mạnh ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Ảnh: HƯNG TÂN

Giá cao kỷ lục

Mặc dù đã có thâm niên trồng sầu riêng hơn 15 năm, nhưng chưa bao giờ ông Trần Văn Nhị, ở ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cảm thấy giá cao như hiện nay, khi thương lái tới tận vườn hỏi mua sầu riêng Thái Monthong với giá từ 150.000-160.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 giá 120.000-130.000 đồng/kg… Với giá này, những vườn sầu riêng đạt năng suất cao (khoảng 20 tấn/ha) có thể thu lãi từ 80.000-100.000 đồng/kg, cao chưa từng có từ trước tới nay. “Hồi mùa khô năm 2020, hạn hán và xâm nhập mặn bất ngờ tấn công dữ dội vào hàng loạt vườn sầu riêng ở Tiền Giang và các tỉnh xung quanh khiến không ít vườn cây bị chết la liệt. 9 công sầu riêng của gia đình tôi cố gắng cầm cự và áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để vượt qua được giai đoạn khó khăn do mặn xâm nhập. Sau đó, vườn sầu riêng phục hồi dần và năm nay đã cho trái ổn định lại với khoảng 10 tấn. Khoảng cuối tháng 2 âm lịch sẽ bắt đầu thu hoạch, với giá mà thương lái hỏi mua hiện nay thì gia đình “hứa hẹn” bội thu mùa sầu riêng dự kiến gần 1 tỉ đồng…”, ông Trần Văn Nhị phấn khởi cho biết.

Bà Lục Thị Kim Loan, cùng ngụ xã Hiệp Đức (huyện Cai Lậy) cho hay, từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã có nhiều thương lái các nơi về vùng sầu riêng này hỏi mua với giá cao ngất ngưỡng. Họ nói thị trường xuất khẩu hút hàng, nhất là từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã tạo cú hích đẩy giá tăng lên. “Thật sự thì bà con ở vùng trồng sầu riêng lâu năm huyện Cai Lậy này vô cùng vui mừng, bởi chưa bao giờ giá sầu riêng cao và dễ bán như hiện nay. Chính vì vậy, mà đi đâu cũng nghe bàn tán xôm tụ chuyện sầu riêng được giá”, bà Loan bộc bạch.

Theo ông Phan Văn Hoằng, Trưởng ấp Hiệp Phú (xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy), khác với 2 năm về trước người dân xứ này phải khốn khổ chống hạn mặn bảo vệ vườn sầu riêng thì nay hệ thống cống ngăn mặn đã được cảnh báo từ xa và nhiều giải pháp ứng phó với hạn mặn đã được chủ động. Nhờ đó, việc phòng chống hạn mặn, bảo vệ vườn sầu riêng không còn là nỗi lo lớn; thay vào đó là niềm vui được giá cao ngay từ thời điểm chuẩn bị vào vụ…

Tại vùng trồng sầu riêng huyện Chợ Lách (Bến Tre), nhiều nông dân cũng hồ hởi khi giá dao động rất cao. Ông Nguyễn Văn Thanh, canh tác gần 10 công sầu riêng ở huyện Chợ Lách, cho biết: “Sầu riêng bây giờ được nông dân áp dụng kỹ thuật để rải vụ thành nhiều đợt trong năm, song thời điểm hiện nay thì sản lượng chưa nhiều. Có thể từ cuối tháng 2 âm lịch trở đi cho đến tháng 5 âm lịch sẽ là cao điểm của mùa sầu riêng vùng ĐBSCL. Nông dân hy vọng sầu riêng tiếp tục giữ được giá như lúc này thì tất cả sẽ có một vụ mùa thắng lớn…”.

Ở huyện Phong Điền, nơi phát triển khá mạnh cây sầu riêng trong mấy năm nay của thành phố Cần Thơ, giờ đây ai cũng phấn khởi trước giá sầu riêng tăng mạnh. Bà Lý Thị Thu Thủy, ở xã Trường Long (huyện Phong Điền), tâm sự: “Gia đình cũng mới chuyển 2ha đất sang trồng sầu riêng được mấy năm. Nếu như năm 2022 thu hoạch cả vườn được 16 tấn trái thì vụ này dự kiến năng suất tăng lên gần 30 tấn. Với giá sầu riêng hiện nay sẽ mang lại cho cả nhà nguồn thu nhập lớn nhất trong nhiều năm canh tác vườn cây”.

Còn vườn sầu riêng của ông Võ Văn Em, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có 16ha, thu hoạch hàng năm đạt khoảng 100 tấn trái (do cây còn nhỏ). Anh Võ Trung Tình (con ông Võ Văn Em), người trực tiếp quản lý vườn, chia sẻ: Trong tổng hơn 5.000 cây mới để trái thì có khoảng 1.300 cây. Hiện nay vườn đang xổ nhị, chưa có hàng. Khoảng 2,5 tháng nữa sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch sầu riêng. Hiện giá sầu riêng đang tăng cao kỷ lục chưa từng có, nhưng nông dân chưa có hàng để bán.

“Tháng này là tháng sầu riêng nghịch mùa. Giá cả thì tùy theo hàng năm, thị trường. Mọi năm giá cũng cao nhưng không tới mức độ này, giá năm nay đột biến, cao nhất từ trước tới nay. Hiện, những lái cũ vẫn hỏi thăm nhưng chưa có sầu riêng để bán. Sầu riêng vô vụ khoảng giữa tháng 4 đến hết tháng 7 (vụ thuận) âm lịch”, anh Võ Trung Tình bộc bạch.

Qua rà soát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có 1.830ha trồng sầu riêng, diện tích thu hoạch 677ha, ước sản lượng 16 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt khoảng 10.561 tấn.

Thận trọng việc “ùn ùn” trồng sầu riêng

Sau khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã tạo cú hích đẩy giá liên tục tăng. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 10-2022, các mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó sầu riêng đạt 50 triệu USD, tăng 4.000% so với cùng kỳ năm 2021; còn thanh long đạt 33 triệu USD, giảm 25,9%; mít Thái đạt 14,4 triệu USD, giảm 6,5%; chuối đạt 10,5 triệu USD, tăng 77,4%… Như vậy, trong tháng 10-2022, sầu riêng đã vượt qua thanh long để trở thành loại trái cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc. Đến nay, phía Việt Nam được Trung Quốc cấp tổng cộng 113 mã vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng. Theo dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do còn hàng trăm mã đang trong quá trình kiểm tra, hoàn thiện thủ tục chờ Trung Quốc cấp phép.

Cũng cần thấy rằng, vài năm nay người dân ở Trung Quốc “sốt” sầu riêng. Năm 2021, nhập khẩu sầu riêng tươi của đất nước tỉ dân này tăng 42,7% so với năm 2020, lên 821.600 tấn; giá trị nhập khẩu tăng 82,4%, lên 4,2 tỉ USD. So với năm 2017 thì Trung Quốc hiện nhập khẩu sầu riêng tăng khoảng 4 lần và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Sự bùng nổ về nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc được thúc đẩy bởi Hiệp định RCEP. Quốc gia này có thể nhập khẩu trái cây tươi từ các nước Đông Nam Á dễ dàng hơn dựa trên thuế suất ưu đãi và vị trí địa lý tương đối thuận lợi. Ngược lại, khu vực Đông Nam Á hưởng lợi từ quy định ưu tiên thông quan hàng hóa dễ hư hỏng. Với sầu riêng, ngành hàng sẽ giảm đáng kể chi phí và giữ được độ tươi ngon lâu hơn.

Một điều cần thấy, khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào tháng 9-2022 sang Trung Quốc thì 2 “bạn hàng lớn, truyền thống” của Trung Quốc là Thái Lan và Malaysia chưa vào vụ. Do đó, nông dân của ta bán được giá cao. Nhiều khả năng tình hình sẽ thay đổi khi Thái Lan và Malaysia vào vụ thu hoạch sầu riêng. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) và các cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây… cần phải tỉnh táo để khi xây lộ trình xuất khẩu sầu riêng một cách phù hợp; tránh việc ùn ùn đốn bỏ các loại cây khác để chuyển sang trồng sầu riêng sẽ dẫn đến nguy cơ thừa sản lượng, bởi sầu riêng khi trồng đến thu hoạch phải mất mấy năm…

Ông Trần Hữu Nghị, Phó phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho hay, toàn huyện hiện có 1.200ha sầu riêng, trong đó 1.000ha cho trái. Vài năm nay, nông dân có nhu cầu trồng sầu riêng khá cao, tuy nhiên huyện khuyến cáo bà con không vội mở rộng diện tích mà cần quy tụ vào hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ. Trong quá trình canh tác áp dụng các tiêu chí GAP, xây dựng mã vùng trồng… nhằm đáp ứng các điều kiện xuất khẩu đặt ra. Tại Tiền Giang, diện tích sầu riêng cũng tăng nhanh trong vài năm nay từ hơn 15.000ha (năm 2021) lên hơn 17.600ha hiện nay. Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, sẽ phối hợp cùng với các ngành chuyên môn đánh giá khả năng thích nghi và tiềm năng phát triển cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh. Sau đó, khuyến cáo việc phát triển sầu riêng một cách hợp lý, trên nguyên tắc gắn liên kết doanh nghiệp, gắn thị trường tiêu thụ. Tỉnh sẽ tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn GAP nhằm nâng cao chất lượng.

Là một trong các cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Vạn Hòa đang có kế hoạch liên kết tiêu thụ 1.000ha sầu riêng, với sản lượng 25.000 tấn tại thành phố Cần Thơ. Ông Lê Anh Trung, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Vạn Hòa, nhìn nhận: “Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển cây sầu riêng nên công ty chủ động liên kết với nông dân nhằm phát triển vùng nguyên liệu sầu riêng xuất khẩu. Hiện công ty đã ký kết, cung cấp sầu riêng cho đối tác ở Trung Quốc với sản lượng 300.000 tấn/năm. Vì vậy, công ty sẽ chủ động bao tiêu sản phẩm sầu riêng cho nông dân và thực hiện chốt giá thu mua từ 10-15 ngày trước thời điểm thu hoạch; công ty cũng hỗ trợ vốn cho nông dân với mức 50 triệu đồng/ha từ đầu vụ. Đồng thời, áp dụng nhiều chính sách khen thưởng, hỗ trợ, hướng dẫn trong xây dựng mã số vùng trồng và sản xuất đạt chuẩn xuất khẩu…”.

Theo ông Huỳnh Văn Hoảnh, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thới 1 (huyện Phong Điền), để ổn định đầu ra cho sầu riêng, nông dân cần tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng và đảm bảo các tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu… đây là vấn đề bức thiết.

Sầu riêng nghịch vụ tại ĐBSCL đang xác lập giá kỷ lục, nhưng thời điểm hiện tại chỉ có một số vùng ở ĐBSCL có sầu riêng nghịch vụ thu hoạch và cũng không nhiều, sản lượng ít trong khi nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu tăng đẩy giá lên cao. Vào tháng 9-2022, sầu riêng Việt Nam chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc mở ra nhiều cơ hội cho nông sản nước nhà lẫn người nông dân. Tuy nhiên, trước tình trạng giá sầu riêng thời gian gần đây “nóng” thì việc tuân thủ các quy định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm cần được xem trọng hơn nữa, để giữ uy tín lâu dài. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và nông nghiệp xanh, kinh tế kết nối hiện nay, tư duy “đi cùng nhau” là yêu cầu bắt buộc. Trái sầu riêng hay bất kỳ một loại nông sản nào khác muốn đi xa, tạo thị trường bền vững thì mọi cá nhân trong chuỗi giá trị nông sản cần phải chung sức chung lòng, hợp tác để cùng đi lên.

HƯNG TÂN - MỘNG TOÀN

推荐内容