当前位置:首页 > La liga > 【ketqua.net tuần】Kinh tế vẫn trong vùng trũng suy giảm

【ketqua.net tuần】Kinh tế vẫn trong vùng trũng suy giảm

2025-01-10 16:59:26 [Cúp C1] 来源:Empire777

kinh te van trong vung trung suy giam

Kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ gặp nhiều thách thức. Ảnh: L.Bằng

Phục hồi nhưng chưa đủ

Ngày 13-1,ếvẫntrongvùngtrũngsuygiảketqua.net tuần Ban Kinh tế Trung ương và Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp tổ chức hội thảo “Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2015: Cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập”.

Tại hội thảo, TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Tăng trưởng GDP năm 2015 đạt mức 6,68% là con số đáng phấn khởi. Song vấn đề ở đây là mức tăng trưởng này có bền vững hay không, có đưa Việt Nam vượt qua một giai đoạn suy giảm tăng trưởng, rút ngắn dần khoảng cách tuyệt đối giữa Việt Nam và các nước hay không.

Bởi lẽ hiện nay quy mô kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 204 tỷ USD; GDP bình quân đầu người đạt 2.109 USD/người (theo giá hiện hành) và 1.140 USD/người (theo giá so sánh 2005).

Theo các chuyên gia của đại học Kinh tế quốc dân, tăng trưởng năm 2015 phục hồi chủ yếu từ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là từ sản xuất công nghệ chế biến và chế tạo; cùng với gia tăng mạnh của tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho 5 năm (2011-2015) thì tốc độ tăng trưởng là 5,8%, thấp hơn nhiều so với mức 6,99% trung bình giai đoạn 5 năm trước (2006-2010) và kém xa giai đoạn trước khủng hoảng 2000-2006 (7,51%).

“Có thể nói nền kinh tế vẫn ở trong vùng trũng suy giảm, tuy gần đây đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững. Nền kinh tế vẫn còn thiếu một số động lực cơ bản để vượt qua vùng trũng này” – TS Tô Trung Thành đánh giá.

PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định: Năm 2015 là năm thành công về nhiều khía cạnh. Nếu như năm 2010, Việt Nam đứng trước khủng hoảng thì đến năm 2015 chúng ta đã phát triển ổn định. Về cơ bản tất cả các mối đe dọa đến nền kinh tế thời điểm năm 2010 đều được hóa giải hết, đi vào giai đoạn mới phát triển ổn định.

Tích cực cũng có mà tiêu cực cũng nhiều

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế cho rằng: Hội nhập là điểm sáng và là xu thế quan trọng, tác động tới tăng trưởng của Việt Nam năm 2016. Song 2016 kinh tế thế giới còn nhiều quan ngại. Trước hết, Trung Quốc giảm tăng trưởng, năm 2015 tăng trưởng của Trung Quốc chỉ khoảng 6,7-6,8%. Năm 2016 dự báo giảm còn 6,3%.

“Nếu Trung Quốc giảm 1% tăng trưởng thì kinh tế thế giới giảm tăng trưởng 0,4%. Việt Nam chắc chắn bị tác động” – TS Cấn Văn Lực nói.

Năm 2016 có nhiều tác động tích cực tới Việt Nam. Đó là cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế giúp dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam. Microsoft, Samsung cũng đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam.

Nhưng TS Cấn Văn Lực chỉ ra rằng: Tác động tiêu cực cũng rất nhiều. Khi Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, kinh tế Việt Nam, dù ít bị tác động nhất, cũng có thể giảm 0,2%. Thậm chí có thể cao hơn vì Việt Nam có quan hệ với Trung Quốc rất sâu rộng.

Gợi ý chính sách cho năm 2016, vị chuyên gia này khuyến nghị cần kiên quyết thực hiện tốt nhất Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7-1-2016 của Chính phủ. Trong đó, tiếp tục ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, cần tăng cường khả năng phân tích, dự báo, nhất là các diễn biến thị trường quốc tế và các giải pháp, kịch bản ứng phó, gồm cả kịch bản xăng dầu, tỷ giá, chứng khoán…

GS Nguyễn Kế Tuấn, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Vẫn “còn những điều băn khoăn” về tăng trưởng năm 2015. Đó là thành tựu của 2015 đạt được nhờ đâu khi mà chất lượng tăng trưởng gần như không thay đổi.

“Chúng ta cần làm rõ tác động của các yếu tố như chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh… đến thành tích tăng trưởng năm 2015. Chúng ta đã thực sự phục hồi tăng trưởng chưa hay vẫn ở mức độ có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, hay dấu hiệu phục hồi ngày càng rõ nét?” –GS Nguyễn Kế Tuấn băn khoăn.

GS.TS Lê Du Phong, nguyên Quyền hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân nhìn nhận: 5 năm vừa qua, đặc biệt năm 2015 chúng ta đưa ra nhiều giải pháp, nhưng tóm lại giờ phút này phần lớn các chính sách lớn đưa ra từ trước đến giờ tác dụng của các chính sách rất hạn chế, cần có sự thay đổi rất quyết liệt.

“Xu hướng bảo thủ đang quay lại, đây là thách thức quan trọng. Năm 2016 nếu Việt Nam không vượt qua điều này chắc chắn đừng mong hội nhập tốt” – ông Lê Du Phong lưu ý.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读