【nhan dinh arsenal】Chuyện học ở vùng rốn lũ An Giang

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:24:42 评论数:


Học sinh cù lao Bảy Trúc xã Phú Hữu hằng ngày đi đò vượt cánh đồng nước lũ để tới trường.

NDĐT - Không phải trèo đèo lội suối như học sinh vùng cao,ệnhọcởvngrốnlũnhan dinh arsenal nhưng chuyện đi học của học sinh các huyện đầu nguồn biên giới tỉnh An Giang cũng lắm gian nan. Để đến được trường, không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, “làm xiếc” trên chiếc cầu khỉ dài ngoằn giữa dòng nước chảy xiết. Nhưng nghị lực vượt khó đã giúp những đứa con của xóm nghèo nối tiếp nhau vào đại học.

Vượt sông tới lớp

Đến ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang những ngày này, ai nấy thật sự ngỡ ngàng, tưởng chừng nơi đây là ốc đảo. Những dãy nhà nằm hai bên bờ kênh Ngọn Cả Hàng đều mấp mé nước, còn đường xá thì ngập sâu hơn 1m, học sinh trong ấp không thể tới trường. Con đường nhựa nối liền tuyến dân cư Vĩnh An bỗng bị… đứt khúc vì còn một đoạn dài chưa hoàn thiện. Vì thế khi nước lũ dâng cao, con đường này bỗng trở thành “sông”, ngập sâu cả mét khiến việc đi lại của người dân trong ấp bị ngăn cách. Còn các em học sinh trong xóm cũng gặp khó, có hôm bì bõm lội nước vượt đoạn đường ngập này để tới trường. Xót lòng, nhiều người dân trong xóm đã góp mỗi người một ít tiền để mua tre, cây cối về bắc chiếc cầu tre, hay còn gọi là cầu khỉ, dài ngay trên đường để tiện cho chòm xóm tới lui, đi đứng và các em có thể cắp sách tới trường.

Chiếc cầu khỉ dài gần 200m, nối từ đầu con đường nhựa đến một chiếc cầu gỗ bắc qua con kênh nhỏ này trở thành lối đi độc đạo của hàng chục hộ dân trong mùa nước ngập. Từ những căn nhà, người dân “đấu nối” những cây cầu khỉ khác vào cầu chính trên đường để làm lối đi cho nhà mình. Các em học sinh cấp hai thì ngày bốn lượt đi về trên chiếc cầu khỉ đong đưa. Mỗi khi có ghe máy chạy ngang qua tạo nên sóng lớn áp vào bờ là chiếc cầu khỉ lại lắc lư, khiến đôi chân các em học sinh rung lên bần bật. Còn chuyện bị trượt chân té ngã, ướt hết quần áo, tập sách diễn ra thường ngày, như ăn cơm bữa.

Chiếc cầu khỉ trở thành lối đi độc đạo của học sinh và người dân ấp Vĩnh An.

“Lúc mới đi con hổng quen, trượt chân té nhào xuống nước mấy lần. Nhà con ở gần cuối tuyến dân cư của con đường này, con đi bộ một đoạn rồi đi qua cây cầu khỉ dài, qua phà mới lấy xe gửi sẵn để tới trường. Năm nào tới mùa nước lũ là con đều phải đi cầu khỉ như vậy”, em Hoàng Hữu Khánh, học sinh trường THCS Vĩnh Hội Đông bộc bạch.

Còn bà Lê Thị Nhung, nhà nằm ngay đầu cây cầu khỉ này, cho biết: “Nhà tui có hai đứa cháu nhỏ học lớp một đâu dám cho nó đi cầu khỉ, mỗi ngày tui phải lấy xuồng đưa rước nó tới trường. Nhờ bà con trong xóm góp mỗi người một ít tiền mua cây cối cất cầu tụi nhỏ mới có thể tới trường, chứ nước ngập sâu vậy, sao đi học”, bà Nhung nói.

Từ sáng sớm, lực lượng dân quân tự vệ của xã Vĩnh Hội Đông đã tỏa ra các hướng, dùng vỏ lãi di chuyển dọc hai bên bờ kênh Ngọn Cả Hàng để rước các em học sinh thuộc hai ấp Vĩnh An và Vĩnh Hòa. Mỗi năm tới mùa lũ là nước dâng cao tràn qua tuyến đường nông thôn gây ngập sâu, khiến các em nhỏ không thể nào tới lớp. Thời điểm đỉnh lũ dâng cao, tuyến đường này bị ngập sâu đến 1,5 m khiến cuộc sống sinh hoạt và con đường tới trường của các em gặp rất nhiều trở ngại.

Dọc hai bên bờ kênh này, hình ảnh những đứa trẻ trong đồng phục học sinh, đeo sẵn ba lô đứng dưới bến cầu, dưới ghe để chờ… đi học khiến những người lạ không khỏi ngạc nhiên. Anh Trần Văn Hiền, khi UBND có kế hoạch tổ chức đưa rước học sinh trong mùa lũ, nhiều anh em trong lực lượng dân quân tự vệ đã xung phong làm nhiệm vụ này. Bởi con đường tới trường dẫu chỉ cách xa vài cây số nhưng bị ngập sâu, nước lũ thì chảy xiết. Mà đâu phải nhà nào cũng có đủ điều kiện và thời gian để có thể tự đưa rước con mình vì còn phải nặng gánh mưu sinh. Cho nên, việc tự nguyện đưa rước học sinh trong mùa lũ của lực lượng này mang ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần giảm tỷ lệ bỏ học ở vùng khó khăn như Vĩnh Hội Đông.

Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông cho biết, do ở vùng rốn lũ đầu nguồn nên Vĩnh Hội Đông là một trong những địa phương đầu tiên đón dòng nước lũ từ thượng nguồn Campuchia đổ về. Nhiều tuyến đường, nhà cửa của người dân bị ngập sâu. Chuyện đưa rước học sinh đi học mùa lũ thì năm nào địa phương cũng sẵn sàng kế hoạch. “Tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương bố trí lực lượng và phương tiện bảo đảm an toàn cho các em tới lớp. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng tám đã triển khai công tác này” - ông Hồ nói.

Vượt khó, nối tiếp nhau vào đại học

Nằm sâu trong nội đồng, cù lao Bảy Trúc có 44 hộ và 185 nhân khẩu thuộc tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang giờ đây bị nước lũ cô lập, trông không khác gì một ốc đảo giữa mênh mông sóng nước. Con đường chính nối tuyến dân cư này với trung tâm xã chỉ là một bờ đê bằng đất. Nước lũ lên nhanh, dâng cao đã phá hỏng nhiều đoạn đường đê. Mỗi ngày nước càng chảy xiết, nhấn chìm con đường dài gần hai cây số. Giờ đây, người dân trong xóm muốn đi lại phải di chuyển bằng xuồng, ghe máy. Còn các em học sinh mỗi ngày tới lớp phải đi đò. Vì số lượng học sinh rất đông nên phải dùng đến một chiếc phà gỗ khá lớn để bảo đảm an toàn.

Hơn 11 giờ trưa, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò gần trường tiểu học để đợi ông Năm Tâm, chủ đò đưa về nhà. Tiết học kết thúc không cùng lúc nên một số em ngồi đợi, số được người nhà rước sớm hơn. Sau khi kiểm tra đủ “sĩ số” ông Năm Tâm cố lấy sức của đôi tay, quay chiếc máy dầu già nua phụt khói. Chiếc máy đuôi tôm rân mình lên đạp nước, đẩy chiếc phà gỗ chở đầy học sinh chạy dọc kênh Bảy Trúc để về nhà. Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã. 12 giờ. Nắng như đổ lửa, nhưng lũ trẻ lại lũ lượt cặp sách ra bến để xuống đò vượt cánh đồng nước lũ tới trường.

Bà Lê Thị Ngót, người dân cù lao Bảy Trúc, chỉ tay về phía hai đứa cháu nội vừa vô mẫu giáo rồi phân bua: “Giờ già rồi cũng phải ngày hai buổi… tới trường với cháu nội. Chứ tụi nó nhỏ quá, mình đâu dám để tự đi đò, sông nước hiểm nguy rình rập”. Người dân ở đây tâm niệm rằng dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe, chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo”, bà Ngót trải lòng.

Còn em Nguyễn Thị Như Ý, học sinh lớp 7 Trường THCS Phú Hữu chia sẻ, bảy năm tới trường là một quãng thời gian gian khổ của chính bản thân em và gia đình. Bởi cha mẹ làm nghề nông, đất ruộng cũng không nhiều, mà con đường tới trường của con mùa khô thì nắng bụi mịt mù, còn cứ mưa xuống thì lầy lội. Tới mùa lũ thì phải ngồi đò đi học, nhưng con sẽ cố gắng học thật giỏi, quyết tâm đỗ đại học như những anh chị ở xóm này.

Dẫu rằng việc học ở cù lao Bảy Trúc vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm, nghị lực vượt khó của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, những năm qua, nhiều học sinh nơi đây nối tiếp nhau vào đại học.

Chỉ tính riêng gia đình ông Huỳnh Minh Trưng đã có ba con thi đỗ đại học, còn tính cả dòng họ nhà ông thì đến 18 người con và cháu đỗ đại học. Mỗi nhà đều có ba con đỗ đại học, có đứa đã ra trường có việc làm. Nhưng để cho ba con học đại học tôi phải bán 14 công đất và vay gần 100 triệu đồng của ngân hàng. "Tụi nhỏ ở đây thấy vậy nên phấn đấu học tập tốt lắm”, ông nói.

Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp khẳng định, tính tới thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có tổng số 55 em thi đỗ vào đại học. Tụi nhỏ ở đây rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học được vinh danh.

Theo BÙI QUỐC DŨNG – Báo Nhân Dân Online

 

最近更新