【nay có trận bóng nào】Chương trình phục hồi kinh tế còn nguyên tính cấp thiết trước tình hình mới
Thủ tướng đôn đốc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội | |
Thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế: Động lực từ cải thiện môi trường kinh doanh | |
Đảm bảo sẵn sàng nguồn lực tài khóa cho Chương trình phục hồi nền kinh tế |
Ông Phan Đức Hiếu |
Trong bối cảnh thế giới đang có sự thay đổi rất nhanh theo từng ngày, từng giờ, kinh tế trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm Việt Nam ban hành các chính sách hỗ trợ, phục hồi (vào gần 3 tháng trước), ở góc độ là cơ quan ban hành về mặt chính sách, theo ông Chương trình này liệu có bị lỗi thời?
Câu hỏi: "Liệu Chương trình có bị lỗi thời không?" là câu hỏi hết sức quan trọng. Khi chúng ta xây dựng Chương trình đã có tính toán đến các yếu tố bất ổn khác ngoài những tác động của dịch Covid-19. Chính vì thế khi thiết kế chương trình thực hiện, cơ quan quản lý đã có dự liệu đến các giải pháp, một trong những giải pháp đó là kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để phù hợp với biến động về vĩ mô.
Tác động ảnh hưởng lớn nhất đến sự phục hồi kinh tế mà chúng ta chưa kịp tính toán đến là cuộc chiến giữa Nga - Ukraine, với 2 tác động lớn như là đứt gãy chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí sản xuất đầu vào, đe doạ sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ làm gia tăng quy mô và mức độ tác động đến việc phục hồi của kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng Chương trình vẫn không trở nên lạc hậu mà càng chứng minh sự cần thiết. Thực tế Chương trình được thiết kế để hỗ trợ khó khăn cho những doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng chi phí sản xuất, cũng như những khó khăn về lao động. Do vậy, có thể khẳng định, gói hỗ trợ này vẫn còn nguyên giá trị và thậm chí càng cho thấy sự hỗ trợ của Nhà nước trong bối cảnh này càng trở nên quan trọng hơn và cấp thiết hơn.
Theo ông, có nên điều chỉnh, bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ cho phù hợp hơn không?
Theo tôi, về nội dung Chương trình trước mắt chưa cần thiết phải điều chỉnh, quan trọng nhất là việc triển khai. Điều cần điều chỉnh ở đây là phải thực hiện tốt giải pháp về hài hoà các chính sách tiền tệ.
Thủ tướng Chính phủ cũng đang hết sức "sốt ruột" và quyết liệt trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, điều này thể hiện, trong vòng 20 ngày sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành chương trình chi tiết về phục hồi kinh tế. Và trong 2 tháng qua, Chính phủ đã 2 lần có công điện khẩn để đôn đốc thực hiện, qua đó thể hiện sự quyết liệt trong thực hiện Chương trình, theo đó có một số chính sách đã được thực hiện rất sớm và thực hiện ngay như chính sách về thuế Giá trị gia tăng (GTGT).
Nhưng nhìn ngược lại, để soi lại tiêu chí về sự cấp thiết trong thực hiện thì sau 2 tháng kể từ khi có Nghị quyết của Quốc hội và có chương trình của Chính phủ, bên cạnh những chính sách đã được thực thi sớm, rất nhiều chính sách hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng và chờ để triển khai trên thực tế.
Tính kịp thời của việc triển khai chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của khu vực doanh nghiệp. Bởi đối với một số chính sách nếu không thực hiện kịp thời sẽ giảm hoặc thậm chí là mất đi mục tiêu chính sách. Ví dụ như chính sách về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Khi chính sách này được thiết kế có 2 mục tiêu, thứ nhất là chia sẻ khó khăn cho người lao động, thứ hai là tại thời điểm ban hành chương việc thu hút người lao động quay trở lại làm việc là cấp thiết hơn thời điểm hiện tại. Vì vậy, giả sử nếu chính sách này được triển khai ngay lúc đó thì tác động của nó là rất lớn. Nếu triển khai chậm hơn thì tác động về chia sẻ khó khăn cho người lao động là vẫn có nhưng mục tiêu lôi kéo người lao động quay trở lại làm việc có thể là không còn hoặc còn ít. Hay chương trình về mạng và máy tính cho học sinh học online cũng như vậy, có thể thấy bối cảnh đã thay đổi và sự chậm trễ sẽ làm giảm hiệu quả của mục tiêu chương trình.
Bên cạnh đó, khi một số chính sách được thực hiện có rất nhiều điểm mà chúng ta cần thường xuyên bám sát việc thực thi để có những điều chỉnh kịp thời. Đơn cử như việc giảm thuế GTGT hiện đang có tác dụng rất tốt do ngoài giúp kích thích tiêu dùng mà còn giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang có sự lo lắng trước các chương trình phục hồi kinh tế- xã hội. Họ sợ khi triển khai bị sai, dẫn tới bị phạt. Từ đó, tạo thành áp lực cho doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy khi chính sách được ban hành, việc tổ chức triển khai trên thực tế như: thông tin, tư vấn, giải đáp, các thức thực hiện phải không tạo ra áp lực mà phải tạo ra hiệu ứng ngược là rất quan trọng.
Một điểm đáng lưu ý nữa ở đây là việc thực thi chính sách phải rất công bằng, bởi rất nhiều chính sách sắp tới như chính sách về hỗ trợ vay vốn nếu thông tin không đồng đều, việc tiếp cận dễ dàng không như nhau giữa các địa phương sẽ tạo nên sự “méo mó” trong tiếp cận nguồn lực, “méo mó” trong hoạt động sản xuất.
Chính vì vậy, sắp tới ngoài việc có chính sách, việc thực thi trên thực tế nên hướng đến sự minh bạch, công bằng, dễ tiếp cận mới đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cải thiện thể chế, giảm điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ còn quan trọng hơn và ý nghĩa hơn với các doanh nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Chúng ta đã có chính sách tốt, hạ tầng tốt nhưng nếu thể chế được coi như “phần mềm” không tốt (chậm, khó tiếp cận, không công bằng…) sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả. Vậy để thiết kế một “phần mềm” tốt, tôi rất mong muốn các cơ quan sẽ có sự tham vấn sớm, rộng rãi để đặt đối tượng thụ hưởng vào trung tâm để họ sớm có thông tin và sớm có kế hoạch để chuẩn bị và tránh được sai sót về mặt chính sách.
Về tổ chức thực hiện việc vào cuộc của cơ quan nhà nước là chưa đủ mà cần có sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp. Việc để các sở, ngành hay một UBND làm việc này chưa chắc đã có các điều kiện tiếp cận được dễ dàng như các tổ chức xã hội khác.
Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ.
Xin cảm ơn ông!