当前位置:首页 > Cúp C2

【nhận định kosovo】Rau an toàn thiếu đầu ra ổn định

Báo Cà MauThời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cái Nước triển khai Dự án Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại ấp Ðồng Tâm, thị trấn Cái Nước, với tổng diện tích 3.200 ha, có 4 hộ tham gia. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới, bền vững cho nhiều bà con.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cái Nước triển khai Dự án Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại ấp Ðồng Tâm, thị trấn Cái Nước, với tổng diện tích 3.200 ha, có 4 hộ tham gia. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới, bền vững cho nhiều bà con.

Khi tham gia thực hiện mô hình, các hộ nông dân sẽ được tập huấn đầy đủ về kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, như từ khâu chọn giống, chăm sóc, đất trồng, phân bón và đến khi thu hoạch. Những giống rau màu được áp dụng trong mô hình là dưa leo, khổ qua và cải xanh.

Vườn rau an toàn được trồng theo hướng VietGAP của ông Hoà đang trong giai đoạn thu hoạch.

Hộ ông Trần Văn Hoà, 1 trong 4 hộ tham gia thực hiện mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP tại ấp Ðồng Tâm, cho biết, so với trồng rau truyền thống thì trồng rau an toàn theo hướng VietGAP rau màu phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hạn chế được việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật mà thay vào đó là việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ít gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm rau an toàn hơn.

Trên thực tế hiện nay cho thấy, đối với những hộ trồng rau an toàn theo hướng VietGAP vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những sản phẩm rau an toàn không thể cạnh tranh được với những loại rau thông thường. Do đó, đầu ra sản phẩm còn rất bấp bênh, chưa ổn định.

Theo phản ánh của người dân, trồng rau an toàn tốn nhiều công và chi phí cao hơn so với trồng rau truyền thống trước đây, nhưng khi mang ra thị trường tiêu thụ thì giá cả chỉ bằng so với giá rau thường.

“Nếu có chỗ nơi mua bán ổn định, bà con biết đến rau an toàn nhiều hơn thì các sản phẩm mới có được chỗ đứng. Chứ như hiện nay, khi rau an toàn mang ra chợ thì không thể cạnh tranh lại so với các loại rau thông thường”, ông Châu Văn Thạch, ấp Ðồng Tâm, thị trấn Cái Nước, bày tỏ.

Ðề cập đến vấn đề này, ông Ðặng Văn My, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước, chia sẻ: “Trồng rau an toàn theo hướng VietGAP là mô hình mới, nhiều bà con chưa biết hết về nó, nên khi sản phẩm rau được mang ra thị trường sẽ khó tiêu thụ hơn so với những loại rau thông thường. Nếu như đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở các điểm chợ trên địa bàn huyện, cho người dân hiểu rõ nguồn gốc của các loại rau, như thế rau an toàn sẽ dễ dàng tiếp cận được người tiêu dùng”.

Hiện nay, ở huyện Cái Nước, mô hình trồng rau màu đang phát triển rất mạnh, mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Nếu trồng rau an toàn theo hướng VietGAP phát huy hiệu quả sẽ mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân./.

Bài và ảnh: Kim Thanh

分享到: