Cho dù với mức lãi suất rất thấp quanh mức 0% và 7.000 tỷ USD đã được các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn bơm vào nền kinh tế,ânhàngtrungươngcácnướctrướcquotthếbíquotlựachọnchínhsákết. qua. bong. da thông qua các gói kích thích, đầu tư nhưng tăng trưởng vẫn bị “tắc nghẽn” dưới mức trước khủng hoảng và nhu cầu ảm đảm đang ngày càng làm tổn thương các nền kinh tế đang phát triển, do giá các hàng hóa cơ bản sụt giảm đè nặng lên xuất khẩu của các quốc gia này.
Paul Sheard, nhà kinh tế toàn cầu của Standard & Poor nói với trang Reuters rằng: “Tất cả các chính sách tiền tệ được áp dụng … và cuối cùng dường như đã không thành công.” Sheard cho rằng đã đến lúc các ngân hàng trung ương phải thừa nhận rằng họ đang bị “mắc kẹt” tại mức lãi suất 0% và đến lúc các chính sách khác cần phải được đưa ra.
Các ngân hàng hiện đã rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, hoặc tiếp tục chính sách hiện tại hoặc bắt tay thử nghiệm những chính sách mới. Dù thế nào, cả 2 lựa chọn trên đều mang lại những rủi ro, còn phần thưởng thì không chắc chắn.
Lời kêu gọi của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và các tổ chức khác tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và cải cách với kỳ vọng mở rộng thị trường ở Nhật Bản và Châu Âu, hay áp dụng biện pháp kích thích tài chính triệt để ở các quốc gia như Đức không nhận được nhiều các hành động cụ thể, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Việc áp dụng các biện pháp khác như mức lãi suất âm hoặc chính phủ cho vay trực tiếp thậm chí có thể sẽ càng làm gia tăng lo ngại rằng các ngân hàng trung ương đi chệch khỏi vai trò cốt lõi của chính họ.
Một lựa chọn khác không mấy hấp dẫn nhưng các ngân hàng trung ương buộc phải lựa chọn đó là tiếp tục các chính sách nới lỏng của mình. Ngân hàng trung ương của Nhật Bản và Châu Âu đã tiếp tục mua trái phiếu để thúc đẩy cho vay. Mặc dù với những nỗ lực như vậy, IMF vẫn đưa ra cảnh báo rằng Nhật Bản và Châu Âu sẽ không thể tăng trưởng nhanh hơn nếu không tái cấu trúc một cách nghiêm túc.
Trên thực tế, Nhật Bản đã đối mặt với nguy cơ quay trở lại suy thoái trong quý 3 vừa qua, cho dù chính phủ đã bơm 1.500 tỷ USD vào nền kinh tế, kể từ tháng 4/2013.
Chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ, bơm tiền để mua trái phiếu và tăng khả năng cho vay của ngân hàng, đặt kỳ vọng sẽ làm ổn định các điều kiện tài chính. Tuy nhiên, chính các nhà hoạch định chính sách cũng không chắc chắn về tác động của chương trình này lên tăng trưởng.
Tăng trưởng của Mỹ thì vẫn chỉ ở mức trên 2%. Mặc dù thất nghiệp của Mỹ đã giảm 1/2 xuống chỉ còn 5% so với mức đỉnh điểm năm 2009, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chương trình nới lỏng chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp 0,25 đến 1,5 điểm phần trăm của mức giảm trên.
Các ngân hàng trung ương cũng thất bại trong việc đưa lạm phát về mức “lành mạnh” với Fed vẫn ở rất xa mục tiêu còn Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ giảm phát.
Về mặt lý thuyết, tiền mặt dồi dào và chi phí vay rẻ sẽ thúc đẩy cho vay, chi tiêu và tăng trưởng, tuy nhiên trên thực tế, các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ lại đang nỗ lực cắt giảm nợ kể từ sau khủng hoảng.
Trong bối cảnh rất ít lựa chọn đầu tư có thể mang lại lợi nhuận, các ngân hàng trung ương đã đánh mất vị thế người hùng của mình.
Theo Phó chủ tịch của ECB, Vitor Constancio, có quá nhiều kỳ vọng về những điều các ngân hàng trung ương có thể làm được. Tăng trưởng tiềm năng của Châu Âu là rất yếu do nhiều yếu tố, bao gồm thị trường lao động mà các chính sách tiền tệ thì không thể phát huy được tác dụng đối với các yếu tố này. Đó là trách nhiệm của các nhà lập pháp khác.
Chuyên gia kinh tế Peter Praet của ECB cho rằng chính sách lãi suất thấp được duy trì quá lâu và nền kinh tế đã bị lệ thuộc vào mức lãi suất này.
Trong khi đó, Fed khăng khăng với quan điểm cố hữu rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể tạo ra đủ cầu và đầu tư để có thể đạt mục tiêu lạm phát và việc làm, do đó, Fed có thể tăng lãi suất bất kể những điều kiện yếu kém khác.
Tuy nhiên, quyết định của Fed trong tháng 9 chưa điểu chỉnh lãi suất cho thấy dường như Fed đang rơi vào tình thế khó xử. Một thành viên của Fed thậm chí còn kêu gọi áp dụng mức lãi suất âm – đánh thuế lên khoản dự trữ vượt mức cho phép của các ngân hàng để đảm bảo tiền nhàn dỗi được đưa ra thị trường.
Chuyên gia của Bank of English, Andrew Haldane, trong một bài phát biểu gần đây nói rằng các ngân hàng trung ương nên biết chấp nhận rằng những ngày “tốt đẹp” của họ đã qua, những ngày chỉ cần điều chỉnh lãi suất cũng đủ để tạo ra việc làm và kiểm soát lạm phát.
"Trong một thế giới tăng trưởng thấp đã quá lâu, các ngân hàng trung ương có lẽ cần phải liều mình phá vỡ một điều “cấm kỵ” và đơn giản là bắt đầu in thêm tiền cho chi tiêu chính phủ", Steven Englander, chuyên gia của Citi viết trong một báo cáo.
Điều này trực tiếp sẽ tiếp thêm sức mua vào nền kinh tế và sẽ kéo lạm phát, hoàn toàn khác với chương trình nới lỏng định lượng, vì chương trình này không đảm bảo tiền được bơm vào sẽ được dùng để thức đẩy chi tiêu./.
Mai Linh (Theo Reuters)