您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tỷ lệ trận】Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để “cất cánh” xuất khẩu online

Cúp C26人已围观

简介Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh online và xuất khẩu trực tuyếnXuất khẩu trực tuyến sang Ho ...

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh online và xuất khẩu trực tuyến
Xuất khẩu trực tuyến sang Hoa Kỳ qua sàn Amazon
Xu hướng xuất khẩu trực tuyến
Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để “cất cánh” xuất khẩu online
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ về xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới

Tăng trưởng ấn tượng

Dù nền kinh tế toàn cầu hồi phục chưa đồng đều hậu đại dịch Covid-19, thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với những tín hiệu tích cực.

Phát biểu khai mạc “Amazon Week 2022: Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới" năm thứ tư liên tiếp tại Việt Nam với chủ đề “Dám mơ lớn” do Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức ngày 27/10, tại Hà Nội, ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết: tốc độ tăng trưởng kép của thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu được dự báo sẽ đạt mức 28,4% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2027.

Trong khi đó, doanh thu từ xuất khẩu thương mại điện tử B2C (doanh nghiêp tới người tiêu dùng cuối cùng-PV) tại Việt Nam cũng được dự kiến sẽ tăng hơn 20% mỗi năm.

Đặc biệt, trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2021 đến 31/8/2022), các đối tác bán hàng Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trường ấn tượng trên Amazon. Cụ thể, gần 10 triệu sản phẩm “Made in Vietnam” được bán ra cho khách hàng Amazon trên toàn cầu. “Thương mại điện tử xuyên biên giới cùng Amazon mở ra một động lực kinh tế với tiềm năng mạnh mẽ và rõ nét cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Gijae Seong nhấn mạnh.

Đáng chú ý, bất chấp những thách thức lớn từ đại dịch và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, số lượng các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon vẫn tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA), số lượng tăng hơn 90%. Doanh thu bán hàng qua FBA cũng tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Gijae Seong đánh giá: “Với những lợi thế sẵn có như chính sách quốc gia hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu, năng lực sản xuất dồi dào, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu online”.

Chọn sản phẩm phù hợp, đủ sức cạnh tranh

Chia sẻ tại phiên thảo luận “Nhà bán hàng Việt Nam trong kỷ nguyên thương mại điện tử” nằm trong khuôn khổ “Amazon Week 2022: Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới", từ góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SUNHOUSE cho biết: dù chỉ mới hợp tác cùng Amazon Global Selling từ đầu năm 2022, SUNHOUSE đã thu được những kết quả kinh doanh bước đầu vượt mong đợi, với chỉ số tăng trưởng trung bình mỗi tháng đạt mức 160% - 200%, đặc biệt là tại thị trường Bắc Mỹ.

Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để “cất cánh” xuất khẩu online
Phiên thảo luận "Nhà bán hàng Việt Nam trong kỷ nguyên thương mại điện tử"

“Là một đối tác uy tín và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon đã hỗ trợ chúng tôi với dịch vụ hậu cần quy mô quốc tế và tư vấn, kết nối tích cực SUNHOUSE với các đối tác dịch vụ bên thứ ba”, ông Hải nói.

Vị này chia sẻ, hiện SUNHOUSE đang kinh doanh 7 sản phẩm trên Amazon và năm tới sẽ có thêm 6 sản phẩm, tin rằng sẽ thu về những thành quả tốt đẹp.

Để có thể kinh doanh thành công, ông Hải cho rằng các doanh nghiệp cần chọn sản phẩm phù hợp, xem xét kỹ sản phẩm của đối thủ trên Amazon. Kinh nghiệm cho thấy, đa phần đối thủ cạnh tranh với hàng hóa của SUNHOUSE trên Amazon là hàng Trung Quốc.

Năng lực cạnh tranh về sản xuất của Việt Nam hiện không bằng Trung Quốc. Để có thể bán hàng cùng loại trên Amazon, kinh nghiệm là nên chọn danh mục hàng hóa nào mà hàng Trung Quốc bị áp thuế sang Mỹ cao để tranh thủ lợi thế chênh lệch về thuế.

Yếu tố thứ hai được ông Hải đề cập tới là nguyên vật liệu, ưu tiên mặt hàng nào Việt nam có lợi thế, chủ động được nguồn nguyên liệu. Nếu chọn hàng hóa phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, sau đó sản xuất rồi bán sang Mỹ qua Amazon thì dù cộng cả lợi thế chênh lệch về thuế, hàng Việt cũng khó “có cửa".

Ngoài ra, ông Hải nhấn mạnh, doanh nghiệp nên đọc đánh giá của khách hàng về sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác trên Amazon, xem khách hàng khen gì, chê gì; cân nhắc liệu sản phẩm của doanh nghiệp có điều chỉnh để giữ lại các yếu tố khách hàng khen, khắc phục các yếu tố khách hàng đang chê trên sản phẩm của đối thủ hay không.

“Nếu tổng hòa, cân đối được các yếu tố nêu trên, tỷ lệ bán hành thành công trên Amazon có thể lên tới trên 80%”, ông Hải nhận định.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, bà Lại Việt Anh, Phó Cục Trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA), Bộ Công Thương chia sẻ: “Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 đến 2025, chúng tôi hướng tới nâng cao năng lực quản lý các hoạt động thương mại điện tử cũng như phát triển hạ tầng kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử”.

Trong hành trình hỗ trợ xúc tiến đưa hàng Việt vươn ra thế giới, năm 2022, IDEA đã cùng Amazon Global Selling Việt Nam triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ Nguyên bứt phá", nhằm nhanh chóng chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như thu hẹp khoảng cách về năng lực ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 5 năm.

Thời gian tới đây, IDEA sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Amazon để mở đường cho nhiều hơn các doanh nghiệp và sản phẩm từ Việt Nam gia nhập sân chơi toàn cầu.

“Amazon Week 2022: Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới" là sự kiện kéo dài suốt một tuần, được tổ chức tại Hà Nội và TPHCM, kết hợp sự kiện và phát sóng online. Sự kiện được thiết kế để cung cấp những thông tin cập nhật, đa chiều, hữu ích với các phiên bàn tròn thảo luận, các workshop và chia sẻ với mục tiêu giúp các đối tác bàn hàng Việt Nam khai phóng tiềm năng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu toàn cầu.

Tags:

相关文章