【ti le keo bd】Những Đội Kiểm soát Hải quan lưu động ngày ấy

时间:2025-01-26 02:54:52 来源:Empire777

Nhiệm vụ chính trị của Hải quan Việt Nam thời kỳ này là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng,ữngĐộiKiểmsoátHảiquanlưuđộngngàyấti le keo bd tạo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia, kiểm soát hàng hoá XNK, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. Ngoài ra, ngành Hải quan còn có nhiệm vụ kiểm nã thuốc phiện (ở cả nội địa và cửa khẩu) theo tinh thần Thông tư liên bộ số 41/M-BTC.

Trong thời gian này, hoạt động kiểm soát chống buôn lậu của ngành Hải quan diễn ra quyết liệt. Các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều mánh khóe để cất giấu hàng lậu, các cán bộ Hải quan lúc bấy giờ vừa phải phân biệt hàng nào mang theo làm lộ phí, hàng nào có tính chất buôn lậu, trốn thuế, vừa phải cảnh giác đề phòng sự phục kích, tập kích của địch ở tuyến giáp ranh.

Ngày 15-1-1955 liên Bộ Công Thương-Tài chính ra Thông tư liên Bộ số 41/M-BTC về kiểm nã thuốc phiện. Theo Thông tư, ngành Hải quan Tổ chức lực lượng kiểm soát thuốc phiện tại chỗ và thành lập thêm Đội kiểm soát Hải quan lưu động phụ trách công tác kiểm nã thuốc phiện ở biên giới và một số địa bàn trọng điểm.

Để kiểm soát chặt các hành vi buôn lậu, năm 1955, Sở Hải quan Trung ương thành lập nhiều Chi sở Hải quan như: Chi sở Hải quan Lạng Sơn, Cao Bằng, Chi sở Hải quan Lào Cai, Hà Giang và phòng Hải quan Ma Lù Thàng (Lai Châu), Chi sở Hải quan Vĩnh Linh (Quảng Trị), Chi sở Hải quan Nghệ An… Cũng trong thời điểm này, Sở Hải quan Trung ương cũng thành lập nhiều tổ, đội kiểm soát lưu động nhằm hỗ trợ cho công tác chống buôn lậu. Theo đó, cuối năm 1955, Sở Hải quan Trung ương cũng đã thành lập ở Thanh Hóa Đội Kiểm soát Hải quan lưu động trực thuộc Sở Hải quan Trung ương. Trụ sở của Đội đóng ở vùng núi Đén (thuộc xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân ngày nay) với biên chế 15 người. Nhiệm vụ của Đội là làm công tác vận động quần chúng phối hợp với các cơ quan Công an nhân dân, Công an vũ trang (lực lượng Biên phòng ngày nay)… sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để chống và bắt các vụ buôn lậu thuộc phiện, vàng bạc và vận động cai nghiện.

Theo lời kể của ông Thái Đắc Kính, nguyên Phó Giám đốc Hải quan Quảng Nam - Đà Nẵng, giai đoạn 1955, ông công tác tại Đội Kiểm soát lưu động 4 thuộc Sở Hải quan Trung ương, hoạt động từ Hà Nội vào đến Vĩnh Linh (Quảng Trị). Lúc này Đội đóng tại địa bàn tỉnh Nghệ An, do ông Lâm Tùng làm đội trưởng. Đội Kiểm soát lưu động 4 có khoảng 10 người, mỗi người đi 1 địa bàn và xây dựng cơ sở, sau này ông chuyển về làm ở Đội Kiểm soát buôn lậu của Hải quan Nghệ An. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông về làm Phó Giám đốc Hải quan Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ông Kính cho biết thêm, thời kỳ chống buôn lậu những năm 1955, gặp rất nhiều khó khăn bởi điều kiện vật chất, đường sá, xe cộ không thuận tiện phải trèo đèo lội suối đi bắt những vụ buôn lậu thuốc phiện, có vụ lên tới 20 kg, vụ nào ít cũng vài kg.

Nhớ lại thời kỳ này, ông Trần Vĩ Tuyến, nguyên cán bộ Hải quan Hà Giang cho biết: “Tháng 2-1966, tôi công tác tại Chi sở Hải quan Hà Giang. Trong thời gian làm ở Đội Kiểm soát lưu động liên huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, trụ sở đóng tại thị trấn Phó Bảng huyện Đồng Văn, công việc chủ yếu là chống vận chuyển hàng hoá XNK trái phép như: trâu, bò, tiền, Nhân dân tệ, thuốc phiện… Sau đó tôi cũng như các đồng chí khác được tỉnh cử đi điều tra vận động đồng bào xoá bỏ cây thuốc phiện cùng với công an các huyện Đồng Văn, Bắc Mê, Mèo Vạc, Xín Mần, Yên Minh... Thời gian đó có những nhà trồng hàng hecta thuốc phiện, khi phá đi dân rất tiếc. Nhưng khi nói là chính sách của Đảng và Nhà nước nghiêm cấm trồng, họ cũng vui vẻ thay vào đó là trồng cây đỗ tương, cây ngô đem lại cuộc sống ấm no cho họ. Nhớ lại những ngày công tác tại Chi sở Hải quan Hà Giang, tôi cảm thấy tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình cùng các cấp chính quyền địa phương trong công tác vận động quần chúng nhân dân phá bỏ cây thuốc phiện cũng như ngăn chặn tích cực việc buôn bán trái phép loại thuốc nguy hiểm này”.

推荐内容