发布时间:2025-01-11 13:56:37 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Đường Bà Triệu không hiếm các bảng hiệu có yếu tố quảng cáo
Cũ “chuẩn mực”
Đi dọc theo con phố Trần Hưng Đạo,ạođặctrưngriêngchobảnghiệgiao hữu câu lạc bộ châu âu TP. Huế để tìm về các cửa hiệu cũ, chúng tôi dừng lại ở bảng hiệu có tên hàng vàng Vĩnh Ký. Tuy bảng hiệu là “hàng vàng” nhưng gian phòng lại bày bán lồng đèn, mặt nạ giấy bồi và đầu lân. “Hàng vàng đóng cửa trên dưới 40 năm rồi, chủ cửa tiệm cho tôi thuê địa điểm để bán hàng trung thu. Bảng hiệu tuy đã cũ nhưng ông chủ hàng vàng không nỡ tháo đi như để nhớ về một thời vàng son”, ông Hưng, người bán hàng trung thu, vừa chọn cho tôi chiếc lồng đèn ông sao vừa kể.
Trên con phố buôn bán này không khó để bắt gặp các bảng hiệu “chuẩn mực” gợi nhớ về “ngày xưa năm cũ”. Đó có thể là cửa hàng Nam Hưng kinh doanh mặt hàng ba lô, túi xách; hiệu đàn ghita Tân Châu nổi tiếng xứ Huế từ xưa đến nay hay hiệu ảnh Lê Quang giờ lại thay đổi bằng việc bán mặt hàng thời trang, quần áo…
Bảng hiệu ngày xưa của các cửa hàng ở Huế thường mang tên người sáng lập hoặc một tên hiệu với nhiều ý nghĩa. “Phố Phan Đăng Lưu này có nhiều cửa hiệu xuất hiện từ sớm như hiệu sách Thuận Hóa, trầm hương Hồng Phúc, hàng thêu Đức Thành. Theo ông Lê Văn Kinh, chủ hàng thêu Đức Thành, bảng hiệu cửa hàng ngày xưa không đa dạng như hiện nay, phần lớn chỉ là tên cửa hàng kèm theo ngành nghề buôn bán và địa chỉ như: nhà may, hàng thêu, hiệu thuốc… Màu sắc và chất liệu để làm bảng hiệu cũng đơn giản hơn, chỉ là gỗ hoặc xi măng treo ở gian chính lối ra vào của cửa hiệu.
Mới, mỗi cái mỗi kiểu
Không khó nhận ra sự đa dạng của bảng hiệu ngày nay. Chất liệu để làm bảng hiệu đa dạng hơn trước, gỗ hay xi măng không còn chiếm ưu thế mà thay vào đó là hiflet, hộp đèn, aluminnium, mica, đèn led... Những bảng hiệu này giúp tiếp cận với mọi khách hàng kể cả ban đêm. Đi cùng với điều đó nội dung bảng hiệu phần nhiều thay đổi.
Do bảng hiệu không phải xin phép nên nhiều cửa hàng sử dụng tiếng Tây, tên lạ, độc để đặt. Không khó để bắt gặp các tên “lạ” như “Thích nhậu quán”, “Xon Xen”… hay rất Tây như “Anna Nhung”, “Tym”, “Oh She La La”, “Sissi” “Be be”, “Guu”… Nhiều chủ cửa hàng còn đưa yếu tố quảng cáo vào để kích thích khách hàng như “KK bán lẻ rẻ nhất Huế”, “YaFaSo, hàng đẹp, giá rẻ”, “AK bán lẻ rẻ nhất Huế”… Các bảng hiệu này đã mang yếu tố “tiếp thị”, “câu khách”, làm “rối” sự trong sáng của tiếng Việt và phần nào phạm luật. Theo điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định thì về quy chuẩn biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, số điện thoại; chữ viết phải bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt.
Ngoài ra, kích thước của các bảng hiệu cũng không đúng quy định, phần nhiều được thiết kế theo kiểu tận dụng càng to càng tốt.
Để bảng hiệu tạo ra nét đặc trưng riêng của Huế, cần chấn chỉnh việc đặt tên bảng hiệu và thói quen càng to, càng tốt. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảng hiệu và “làm mới” các tên hiệu cũ là cách để những phố kinh doanh ở Huế tuy nhỏ nhưng nề nếp và đậm chất văn hóa.
Bài, ảnh: Thành Nhân
相关文章
随便看看