【nhận định wolves】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm
Đề xuất hướng phát triển cho ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam Yên Bái và Lào Cai trở thành khu vực dự trữ quốc gia về đất hiếm |
4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm
TheộtrưởngNguyễnChíDũngchỉrađiểmđểpháttriểnngànhcôngnghiệpđấthiếnhận định wolveso đó, đặt vấn đề chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân - đoàn Bình Dương cho biết, hiện nước ta chưa có công nghệ khai thác thân thiện với môi trường và công nghệ chế biến sâu về chíp bán dẫn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, Việt Nam chúng ta cần có chính sách, chiến lược đột phá như thế nào, nhất là về thể chế, chính sách trong thu hút đầu tư, tìm kiếm công nghệ khai thác và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Xuân liên quan đến đất hiếm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Đây là khoáng sản quan trọng, đất hiếm cần thiết cho phát triển công nghệ cao, nhất là công nghiệp bán dẫn. Việt Nam có trữ lượng ưu thế nên cần tận dụng để sử dụng hiệu quả nguồn khoáng sản này.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời đại biểu trong phiên chất vấn sáng 6/11 (Ảnh: Quochoi.vn) |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam có thể tập trung kêu gọi đầu tư đối với các nước có công nghệ cao như Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, cần có chính sách chế biến sâu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của Việt Nam.
Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị, cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả cũng như có chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực.
111 quy hoạch đã hoàn thành
Liên quan đến công tác quy hoạch, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - đoàn Thái Nguyên cho rằng, công tác quy hoạch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đến nay kết quả thực hiện được rất thấp. Ngoài hai quy hoạch lớn là quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch đất thì quy hoạch vùng mới đạt được có 1/6, 16/31 quy hoạch ngành và 13/63 quy hoạch tỉnh. Điều này cũng gây khó khăn cho các địa phương trong việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội cũng như các dự án đầu tư công.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên nêu câu hỏi tại phiên chất vấn (Ảnh:Quochoi.vn) |
Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ nguyên nhân của những chậm trễ và giải pháp trong công tác quy hoạch.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 61, các vướng mắc cơ bản được tháo gỡ, đến nay, tiến độ đang được triển khai khẩn trương.
Bộ trưởng thông tin thêm, hiện đã có 111 quy hoạch tất cả trong hệ thống quy hoạch quốc gia, từ quốc gia đến cấp tỉnh, đã hoàn thành việc thẩm định và trình thẩm định và đã phê duyệt tổng số 106/111 quy hoạch. Đây là nỗ lực rất lớn của các cơ quan liên quan.
Còn hai vấn đề đó là đang tồn đọng lại các dự án chúng ta đã thẩm định xong nhưng phải mất thời gian để hoàn thiện, phải tiếp thu ý kiến của Hội đồng và hoàn thiện lại hồ sơ, trình Thủ tướng. Thứ hai là quy hoạch về thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ do Bộ Công Thương đang đề nghị xin không lập vì không có cơ sở dữ liệu về vấn đề này.
Bộ trưởng cũng cho biết, còn 4 quy hoạch của địa phương, trong đó có 2 quy hoạch rất khó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai cực tăng trưởng có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Vì vậy, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổ chức nghe riêng trước khi Hội đồng thẩm định họp.
Còn quy hoạch Bình Dương và Đồng Nai, Bộ trưởng nêu, đang tiến hành đôn đốc và cơ bản hoàn thành trong năm 2023.
Điều hành chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nghị quyết 61 của Quốc hội có nêu năm 2022 cơ bản hoàn thành tất cả các loại quy hoạch, Bộ trưởng báo cáo hiện nay hoàn thành cơ bản, như vậy nếu kỳ họp này Quốc hội ra nghị quyết là hết năm 2023, nghĩa là cho lùi lại một năm. Hiện còn quy hoạch tổng thể không gian biển quốc gia, một số quy hoạch ngành, 5 quy hoạch vùng chưa được ban hành, còn nhiều quy hoạch tỉnh, đặc biệt là quy hoạch của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Liệu hết năm 2024 có hoàn thành dứt điểm được không, bởi quy hoạch phải đi trước một bước. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Hàn Quốc: Thâm hụt thương mại năm 2022 có thể cao kỷ lục gần 50 tỷ USD
- ·Infographics: Đã có 1.103 bệnh nhân mắc COVID
- ·Người giàu tại Mỹ cũng ảnh hưởng bởi lạm phát
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Giọng soprano điêu luyện người Ý Angela Nisi biểu diễn tại Việt Nam
- ·Tetra Pak phát động cuộc thi “Cùng bé thu gom vỏ hộp giấy” cho học sinh tại Hà Nội
- ·Những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2020
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Fed đẩy nhanh cuộc chiến chống lạm phát bất chấp rủi ro cho nền kinh tế
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Hàn Quốc: Thâm hụt thương mại năm 2022 có thể cao kỷ lục gần 50 tỷ USD
- ·Những lát cắt đời sống kỳ bí và sinh động trong bộ sách văn học trẻ
- ·Lạm phát ở EU tăng lên mức kỷ lục 10,1%
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số để tồn tại
- ·'Vua hài' Văn Hường qua đời
- ·Yêu cầu bình ổn giá trong dịp tết Bính Thân 2016
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Infographics: Mù Cang Chải vào top 50 điểm đến đẹp nhất thế giới