Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam,ệpdulịchchuyểnđổisốđểtồntạlich bong đá ngoai hang anh đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này. * PV:Ông có thể cho biết những khó khăn của doanh nghiệp (DN) du lịch hiện nay, thời gian tới các DN cần làm gì để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này? |
| Chuyển đổi số là thay đổi hoàn toàn hoạt động của ngành du lịch. Biến ngành kinh tế thông thường trở thành ngành kinh tế số | | | Ông Vũ Thế Bình | |
|
Ông Vũ Thế Bình:Trong tất cả các ngành, du lịch gặp khó khăn nhất, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới cũng khủng hoảng trầm trọng bởi dịch Covid-19. Du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng sụt giảm nghiêm trọng. Dự báo hết năm 2020, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách du lịch nội địa ước giảm khoảng 50% so với năm 2019. Thiệt hại từ dịch Covid-19 đối với ngành du lịch nước ta ước tính lên đến 23 tỷ USD trong năm 2020. Đến nay, khoảng 95% DN lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10 - 15%. Nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc. Hiện nay chúng ta đã có thể tiến hành du lịch nội địa thuận lợi, vì vậy phải tận dụng mọi điều kiện để phát triển du lịch nội địa. Bên cạnh đó, các DN cũng giành thời gian chuẩn bị tốt những điều kiện để trong tương có thể đón khách quốc tế khi đường bay quốc tế có thể mở. Không quá lạc quan nhưng các DN luôn cố gắng, quyết tâm, khi du lịch hồi phục, nhiều ngành kinh tế khác cũng sẽ hồi phục theo. * PV:Ông đánh giá như thế nào về những chính sách hỗ trợ ngành du lịch hiện nay? Ông Vũ Thế Bình:Các DN rất kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Chính phủ, không chỉ ngành du lịch mà tất cả những ngành kinh tế khác đều mong muốn điều đó. Hiện nay, tại nhiều địa phương việc hỗ trợ cho những lao động mất việc đã được triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, mỗi DN phải nỗ lực và sẵn sàng bùng phát để phát triển khi có điều kiện. Vừa qua, Hiệp hội Du lịch đã tổ chức diễn đàn chuyển đổi số để mong muốn DN du lịch sẵn sàng chuyển sang các hoạt động nặng phần mềm và chất xám. * PV:Quá trình chuyển đổi số để thúc đẩy du lịch Việt Nam diễn ra như thế nào, thưa ông? Ông Vũ Thế Bình:Chuyển đổi số là thay đổi hoàn toàn hoạt động của ngành du lịch. Biến ngành kinh tế thông thường trở thành ngành kinh tế số. Khi chuyển đổi số khách du lịch không cần đến công ty vẫn mua được tour du lịch. Bên cạnh đó khách hàng có thể thay đổi lịch trình khách sạn...mà không phải tới công ty, tất cả những điều đó đòi hỏi DN du lịch cần chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh; đồng thời sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng trí tuệ nhân tạo và quảng bá bằng kỹ thuật số… Nếu ngành du lịch chuyển đổi thành công thì chúng ta sẽ đón đầu cơ hội khi dịch Covid-19 chấm dứt. * PV:Theo ông, các DN du lịch Việt Nam đã tích cựcchuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu mới hay chưa? Ông Vũ Thế Bình:Hiện nay, du lịch Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi số, một số DN đã bắt đầu tích cực thực hiện tuy nhiên kết quả tổng thế vẫn ở mức thấp. Du lịch Việt Nam thời gian qua phát triển rất nhanh, do đó các DN thấy rằng không cần thiết phải có thay đổi. Nhưng khi Covid-19 xuất hiện DN không thay đổi sẽ khó có thể tồn tại. Hiện nay, các DN lớn còn tiềm lực có thể dùng tiềm lực để chuyển đổi số nhanh, nhưng số này không nhiều. Đối với các DN nhỏ khả năng chuyển đổi số nhanh hơn vì họ có thể thay đổi toàn bộ hệ thống mà không tốn kém, thậm chí những DN mới thành lập trong giai đoạn Covid-19 có thể chuyển đổi số hoàn toàn. Nhìn ở mức độ tổng thể, du lịch sẽ là ngành chuyển đổi số nhanh nhất trong tất cả các ngành kinh tế, đó cũng là cơ hội để chúng ta cạnh tranh với các nước trong khu vực. * PV:Hiệp hội Du lịch đã có những biện pháp hỗ trợ cụ thể như thế nào cho các DN trong quá trình chuyển đổi số, thưa ông? Ông Vũ Thế Bình:Trước tiên, cần thay đổi nhận thức của những người làm du lịch về chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch cũng đang tập hợp các DN làm chuyển đổi số, đặc biệt những người xây dựng công nghệ thông tin phục vụ cho du lịch thành lập một nhóm công nghệ du lịch. Nhóm này sẽ có trách nhiệm giới thiệu sản phẩm của mình, đồng thời hỗ trợ cho các DN tiếp cận với công nghệ số để thực hiện việc chuyển đổi số. Trong giai đoạn du lịch chưa thể phục hổi hoàn toàn các DN hãy giành thời gian công sức để nghiên cứu về chuyển đổi số, tổ chức đào tạo cho nhân viên, chuẩn bị trang bị thiết… Đây là giai đoạn khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho DN lột xác trở thành DN công nghệ số. * PV:Xin cảm ơn ông! Hồng Quyên |