会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch đá đức】Đọc sách "Đặng Nhật Minh!

【lịch đá đức】Đọc sách "Đặng Nhật Minh

时间:2025-01-25 11:51:30 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:277次

Đọc sách "Đặng Nhật Minh - Đi đến tận cùng của cái ta"

(Dân trí) - Tác phẩm "Đặng Nhật Minh- Đi đến tận cùng của cái ta" của tiến sĩ Lê Thị Dương (Viện Văn học) là một công trình nghiên cứu, giới thiệu về điện ảnh tác giả, gồm hơn 250 trang.

Trong xu thế phim Việt chiếu trên màn ảnh và phát sóng trên các kênh truyền hình ngày càng tăng trưởng về số lượng và đa dạng về nội dung phản ánh, về phong cách thể hiện, việc nghiên cứu, phê bình, giới thiệu bao gồm cả thành tựu lẫn thực trạng của thể loại này cũng ngày thêm nhiều hơn.

Trong số đó, có những cuốn sách vóc vạc, bàn một cách kỹ lưỡng về xu hướng sáng tác, về bản sắc của ngôn ngữ điện ảnh, về điện ảnh tác giả và về mối quan hệ, tiếp nhận, hội nhập của điện ảnh dân tộc với các nền điện ảnh lớn trên thế giới.

"Đặng Nhật Minh - Đi đến tận cùng của cái ta" của tiến sĩ Lê Thị Dương (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Đặng Nhật Minh - Đi đến tận cùng của cái tacủa tiến sĩ Lê Thị Dương (Viện Văn học) là một công trình nghiên cứu, giới thiệu về Điện ảnh tác giả,gồm hơn 250 trang, được chia làm ba chương: (1): Từ cội nguồn văn chương; (2) : Đến kiến tạo diễn ngôn điện ảnh; (3): Và những cuộc gặp gỡ.

Điều khá thú vị là khi "nối" tựa đề của ba chương lại, độc giả sẽ gặp được một câu, tuy ngôn từ rút gọn nhất nhưng đủ để xuyên suốt cả chủ đề lẫn nội dung của cuốn sách, đó là: Từ cội nguồn văn chương đếnkiến tạo diễn ngôn điện ảnh và những cuộc gặp gỡ.

Trung thành với tựa đề, tác giả Lê Thị Dương đã triển khai hướng nghiên cứu, giới thiệu đạo diễn Đặng Nhật Minh, một nhà điện ảnh tác giả luôn tâm huyết trăn trở, khẳng định bản lĩnh và đam mê trọn đời trên con đường sáng tạo nghệ thuật như cách ông tự bạch: "Tôi chỉ làm những phim do tôi tự viết lấy kịch bản, nói về những vấn đề mà tôi quan tâm, mà tôi rung động. Tìm được cho mình một cách tồn tại trong điện ảnh, tôi không nghĩ đến việc từ giã nó".

Theo đó, tác giả đã bám chặt vào các tác phẩm của Đặng Nhật Minh, từ sự nghiệp văn chương đến các bộ phim từ buổi chập chững đến khi định dạng vị thế của một đạo diễn nổi tiếng, đã có nhiều đóng góp cho điện ảnh dân tộc, cho nghệ thuật thứ bảy của nhân loại bằng tầm vóc một nhà làm phim: Điện ảnh tác giả.

Khái niệm Điện ảnh tác giảđã được bàn luận sôi nổi từ khi phim truyện mới ra đời, rồi khẳng định vị thế thể loại ở thập niên thứ 2, thứ 3 của thế kỷ trước và cho đến nay vẫn đang được tiếp tục cùng với danh sách các tên tuổi lừng danh như David W. Griffith, Charlie Chaplin (Mỹ), Sergei Eizenstein, Aleksei Dovzhenco, Sergei Bondachuk (Nga); De Cica, De Santis, Federico Phellini (Italia); Kaneto Shindo, Yasujiro Ozu, Akira Kurosawa, (Nhật Bản); Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc); Kim Kiduk (Hàn Quốc)...

Đây là những nhà nghệ sĩ điện ảnh đã tạo dựng được các dấu ấn rất riêng, từ phong cách thể hiện mới lạ đến đẳng cấp của một tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp với các thành tựu chuẩn mực như: chủ đề/ vấn đề bứt phá và nhân văn; ngôn ngữ biểu hiện độc đáo và thông điệp lay thức đến đối tượng tiếp nhận- người xem.

Nền điện ảnh Việt Nam tuy ra đời muộn nhưng cũng đã có những nhà điện ảnh tác giả như Nguyễn Văn Thông, Trần Vũ, Đặng Nhật Minh, Trần Anh Hùng, Nguyễn Vinh Sơn, Việt Linh, Bùi Thạc Chuyên… và gần đây thêm một số nghệ sĩ trẻ đang định danh, có thể lấy đạo diễn Trấn Thành làm một ví dụ hy vọng.

Cũng cần nói thêm rằng, về danh xưng một nhà điện ảnh tác giả, theo thông lệ, thường là đạo diễn nhưng trong thực tế tại không ít những nền điện ảnh phát triển, cũng có một số  thành phần sáng tạo chủ chốt khác là biên kịch, quay phim…

Họ, dù là người sáng tác kịch bản hay người thực hiện việc ghi hình dưới sự chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn nhưng đã để lại, đã đóng góp phần lao động nghệ thuật của mình trong bộ phim bằng những sáng tạo ngoạn mục, hơn thế những sáng tạo đó đã hình thành một khuynh hướng, một phong cách sáng tác chưa từng có trước đó.

Lâu nay, cách thức nghiên cứu về chân dung nghệ sĩ điện ảnh tác giả, theo những công trình mà chúng tôi được  đọc, thường tập trung giới thiệu những nét khái quát nhất về nghệ sĩ đó với tư cách là chủ thể của bộ phim hoặc chọn một chi tiết đắc địa nhất trong bộ phim xuất sắc của họ.

Thể thức này nhằm lý giải và khẳng định bản sắc mà nhà nghệ sĩ điện ảnh tác giả để lại dấu ấn, ví dụ khi viết về nhà điện ảnh tác giả, NSND, đạo diễn Nguyễn Văn Thông, phần lớn các công trình, bài báo đều lấy bộ phim Con chim vành khuyênlàm đối tượng nghiên cứu và trong bộ phim ấy, dường như ai ai cũng  trích cảnh phim có bé Nga (Tố Uyên), nhân vật bị dính đạn phục kích của giặc Pháp, trước khi chết đã lần tay, thả con chim vành khuyên từ túi áo, cài kim băng của mình lên bầu trời tự do bao la với những tảng mây bông trôi êm đềm…

Tiến sĩ Lê Thị Dương đã đi bằng một con đường khác. Để triển khai ý biên soạn và nội dung công trình nghiên cứu, giới thiệu Đặng Nhật Minh - Đi đến tận cùng cái của ta, chị tiến hành theo một biểu quá trình gồm cách tiếp cận, vào nghề, làm nghề… mà nhà điện ảnh tác giả này đã trải nghiệm cùng với các bộ phim thành công của ông.

Đó là những chuỗi trăn trở và cơ duyên, thử thách và gắng gỏi, thành công và lan tỏa. Cụ thể, tất cả các truyện ngắn, truyện vừa trong bốn tập sách của Đặng Nhật Minh cùng các bộ phim được ra đời từ mô-típ các truyện đó (trừ truyện ngắn Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp) đều được phân tích, giới thiệu theo bút pháp so sánh liên văn bản trong mối quan hệ bản sắc, quy phạm thể loại của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh.

Bằng sự đọc của một người luôn dụng công học hỏi, tích góp các giá trị cốt lõi của ngôn ngữ điện ảnh, chúng tôi thấy tiến sĩ Lê Thị Dương khá am hiểu và luôn tỏ ra tự tin khi sử dụng ngôn ngữ điện ảnh để phân tích từng tác phẩm  của nhà điện ảnh tác giả Đặng Nhật Minh.

Điều đó được thể hiện trong cách chị tóm tắt nội dung phim, cách cảm nhận ý sáng tác cùng các thủ pháp nghề nghiệp của nhà điện ảnh tác giả này như sử dụng chi tiết nghệ thuật; tạo dựng bố cục; xây dựng tính cách, địa vị cuộc sống, hoàn cảnh xã hội, lời thoại cho nhân vật…

Có nội dung  phim, Lê Thị Dương tóm tắt đến hai, ba trang; có bộ phim, chỉ mươi lăm dòng nhưng độc giả, khán giả vẫn thấy được đường dây cốt truyện và những điều nhà làm phim muốn gửi gắm. Có nghĩa là tất cả mọi công việc  diễn ra đó đều đi đến hiệu quả thị, thính giác là nhìn thấy đượcnghe thấy đượccủa khán giả. Đây là sáu chữ bản chất nhất của ngôn ngữ điện ảnh, không thể thêm và cũng chẳng thể bớt được chữ nào.

Thêm vào đó, Lê Thị Dương đã dùng các đoạn chen có tính montage (chuỗi những shot khác nhau dùng để thu thập thông tin) của nghệ thuật thứ bảy, chen một số mảng ký ức của nhà điện ảnh tác giả Đặng Nhật Minh vào nội dung cuốn sách của mình.

Các đoạn này không những làm cho cấu trúc trong công trình nghiên cứu của tác giả thêm uyển chuyển, hanh hoạt mà còn giới thiệu cách tạo cớ  tinh tế của  người nghệ sĩ, khi biến tình huống, chi tiết đời thường thành  tia chớp sáng tạo, thành thứ hạt nhân đủ năng lượng, năng lực bật nẩy mầm chồi cho ý sáng tác, cho khởi thảo nội dung của bộ phim mới.

Câu chuyện được đạo diễn Đặng Nhật Minh kể lại sau đây là một ví dụ sinh động về tia chớp sáng tạo: "Một lần ngồi trú mưa trên đê, trong quán nước ven đường ở huyện Quế Võ, Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) tôi nhìn thấy dưới cánh đồng xa xa, một đoàn người đi lầm lũi trong mưa. Khi đoàn người đến gần, tôi nhận ra đó là một đám tang.

Theo sau chiếc kiệu có bốn người khiêng là một người phụ nữ trẻ quấn khăn trắng, dắt một đứa con trai chừng bảy tuổi. Bà con trong quán cho biết, chồng chị là bộ đội đi B, hy sinh đã lâu nhưng bây giờ người ta mới báo tin cho gia đình biết và làm lễ rước anh hồn người chiến sĩ về yên nghỉ tại nghĩa trang của làng. Người phụ nữ đi dưới chiều mưa hôm ấy chính là chị Duyên sau này trong bộ phimBao giờ cho đến tháng Mười".

Sau khi phân tích các bộ phim của nhà điện ảnh tác giả Đặng Nhật Minh theo cả hai thể thức tổng quan và chi tiết, Lê Thị Dương chọn ra thế mạnh nhất của ông. Đó là, trong số chín bộ phim truyện (tính từ Thị xã trong tầm tayđến Hoa nhài) do chính Đặng Nhật Minh biên kịch và đạo diễn, tất cả đều thống nhất ở sự lựa chọn phản ánh về cuộc sống đời thường của những con người bình thường nhất.

Những con người bình thườngnhấtở đây là Ngữ, Nhâm, ông giáo Quỳ (Thương nhớ đồng quê); chị Duyên (Bao giờ cho đến tháng Mười); ông Hòa, Thủy (Mùa ổi); Nguyệt (Cô gái trên sông), Loan (Trở về); chú bé đánh giầy, bác thợ cạo (Hoa nhài)… Đó là những nhân vật đã làm nên diện mạo, làm nên thông điệp nhân loại khi phim của Đặng Nhật Minh đi ra với làng điện ảnh thế giới tại các LHP quốc tế và gặt hái được những giải thưởng danh giá cũng như quan tâm, tìm hiểu, cảm nhận của các cộng đồng yêu thích nghệ thuật điện ảnh nước ngoài.

Bằng phương pháp liên kết, liên tài và so sánh, tác giả Lê Thị Dương đã tìm được sự đồng điệu về hoàn cảnh số phận nhân vật và tính vấn đề giữa bộ phim Thương nhớ đồng quê của đạo diễn Đặng Nhật Minh với bộ phim nổi tiếng Khandhar (Phế tích) của đạo diễn Ấn Độ, Mniral Sen.

Trong đó, những con người bị mắc kẹt trong đống đổ nát như nhân vật cô gái trẻ Jamini và bà mẹ của cô, người vẫn mòn mỏi nuôi hy vọng: "Một ngày nào đó, chàng trai Niranjian sẽ trở về cưới con gái bà". Cảnh huống trongKhandharcó khác nào cảnh huống của Ngữ (Thúy Hường) trong Thương nhớ đồng quê, khi nhân vật này cũng bị thế mắc kẹt bởi muôn thứ ràng buộc sau lũy tre làng của nông thôn Bắc Bộ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Và, cũng bằng phương pháp liên kết so sánh, Lê Thị Dương đã đem bộ phim Hoa nhài của Đặng Nhật Minh đặt cạnh bộ phim Tokyo Storycủa Yasujiro Ozu (Nhật Bản).

Việc đặt cạnh nhau này là mối tương quan về hệ thống nhân vật được phản ánh nhất quán, trải qua những thử thách, trải nghiệm quyết liệt rồi cuối cùng trở về với sự hài hòa, tối giản. Cùng với đó còn là sự tương hợp trong quan niệm sáng tác của hai nhà đạo diễn điện ảnh tác giả. 

Nếu như Đặng Nhật Minh từng chia sẻ: "Phim của tôi không khai thác những câu chuyện éo le mà là những câu chuyện đời thường, những điều tôi quan tâm trong cuộc sống, đặc biệt phim của tôi rất chú ý đến chi tiết nhỏ" thì  Yasujiro Ozu cũng từng khiêm nhường tự nhận một cách hình tượng: "Tôi chỉ biết làm đậu hũ, tôi có thể làm đậu hũ chiên, đậu hũ luộc, đậu hũ nhồi. Cốt lết hay mấy thứ sang trọng khác dành cho các đạo diễn khác".

Vậy là họ đã gặp nhau và tác giả Lê Thị Dương đã có thể tự tin rằng, chị đã "tác thành" một cuộc gỡ của liên tài của các nhà Điện ảnh tác giả trong địa chỉ là mẫu số chung - văn hóa nhân loại.

Lộ trình đến với nghiên cứu, phê bình, giới thiệu về nghệ thuật điện ảnh luôn có nhiều hướng tiếp cận, hướng nào cũng kỳ vọng có được kết quả khách quan, thuyết phục.

Cách thức và quan niệm về nghệ thuật học điện ảnh tác giả mà tiến sĩ Lê Thị Dương theo đuổi sáu năm trời, đã gặt hái kết quả bằng văn bản - cuốn sách  Đặng Nhật Minh - Đi đến tận cùng của cái ta là một hướng tiếp cận mới, tiếp cận cả toàn diện lẫn chi tiết, dùng ngôn ngữ thể loại để tham chiếu, giải mã; dùng mối liên kết giữa các thành tựu điện ảnh trong và ngoài nước để khẳng định giá trị, phát hiện tài năng. Hướng đi này cần được cổ vũ vì nó hoàn toàn tránh được cách nói chung chung, bằng những quán ngữ mòn sáo.

Biên kịch điện ảnh, Tiến sĩ nghệ thuật học Lê Ngọc Minh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
  • Toạ đàm Thực thi cam kết lao động trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
  • Biệt thự biển Wow Compound – nơi nuôi dưỡng những giá trị tinh thần
  • Dự toán chi phải gắn với sắp xếp bộ máy, giảm biên chế
  • Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
  • Ảnh cưới ngọt ngào của diễn viên Anh Đức và vợ sắp cưới kém 12 tuổi
  • Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA
  • Khởi công dự án nhà ở xã hội trên diện tích gần 5 ha tại Hà Nam
推荐内容
  • Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
  • Xử lý người đàn ông có hành vi xấu xí ở Hưng Yên
  • Giữ kỷ lục hôn nhiều nhất trên phim, Việt Anh nói 'không như khán giả hình dung'
  • Giá đất nền Bình Dương tăng mạnh dù lực cầu sụt giảm
  • Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
  • Nghệ sĩ Phạm Tăng 86 tuổi: Cả đời vang danh, 4 đời vợ nhiều ồn ào