【xem keo bóng đá hôm nay】Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA
Cung cấp thông tin thị trường Algeria cho doanh nghiệp Xuất khẩu gia vị sang Trung đông,ĐàNẵngChủđộngtìmhiểuthôngtinthịtrườngtậndụngcáxem keo bóng đá hôm nay châu Phi: Doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường |
Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, thời gian vừa qua đã có rất nhiều chuyển biến trong thực thi FTA ở các địa phương. Dù mức độ nỗ lực giữa các địa phương khác nhau trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng các địa phương đã có những hoạt động, kế hoạch để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, trong đó tập trung vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của thành phố Đà Nẵng với đầu mối của Bộ Công Thương trong triển khai các FTA khá hiệu quả. Trong đó, việc lập các nhóm đầu mối các tỉnh, thành phố nên thông tin chỉ đạo từ Trung ương cũng như những kiến nghị, đề xuất triển khai các hoạt động của địa phương diễn ra nhanh chóng; sự trao đổi, chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các địa phương cũng được tăng cường.
Bên cạnh công tác thông tin, tuyên truyền, Sở Công Thương đã phối hợp tốt với đầu mối của Bộ trong việc đề xuất nội dung, chương trình, báo cáo viên... cho các hội nghị, hội thảo, tập huấn trên địa bàn thành phố; phối hợp chuyển tiếp các tài liệu tuyên truyền của Bộ đến các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên một số lĩnh vực cũng đã hỗ trợ hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố - Ảnh minh họa |
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn thành phố từ việc tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế (bao gồm các FTA) đến việc báo cáo theo quy định được Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi và thực hiện khá tốt.
Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, phần lớn các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên qua các thị trường mà Việt Nam có FTA đều chủ động tìm hiểu, nắm thông tin về thị trường và các ưu đãi từ các FTA để tận dụng hiệu quả. Điều này có thể nhận thấy rõ thông qua số lượng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với các thị trường FTA tăng qua từng năm; kim ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA tích cực…
Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Đà Nẵng về kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố với các các thị trường FTA, tính đến tháng 8/2023, với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) xuất khẩu đạt 553 triệu USD, nhập khẩu 360 triệu USD; với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) xuất khẩu đạt 98 triệu USD, nhập khẩu 93 triệu USD; với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) xuất khẩu đạt 12 triệu USD, nhập khẩu 2,5 triệu USD.
Trước đó, kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố với các các thị trường FTA năm 2022, với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) xuất khẩu đạt 830 triệu USD, nhập khẩu 560 triệu USD; với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) xuất khẩu đạt 152 triệu USD, nhập khẩu 145 triệu USD; với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) xuất khẩu đạt 19 triệu USD, nhập khẩu 4 triệu USD.
Có được kết quả này, theo Sở Công Thương Đà Nẵng, từ năm 2021, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới về vay vốn, hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, bảo hộ tài sản trí tuệ... để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong các năm 2022 - 2023, các sở, ban, ngành thành phố tiếp tục tham mưu đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn TP. Đà Nẵng; chính sách hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý, Sở Công Thương Đà Nẵng đã tổ chức các Đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại – đầu tư tại nước ngoài cũng như chủ trì hoặc phối hợp tổ chức nhiều hoạt động hội chợ triển lãm, kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu trên địa bàn thành phố; kết nối doanh nghiệp tham gia sự kiện kết nối giao thương do Bộ Công Thương phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực Á – Âu, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Canada, Mexico, EU, Hàn Quốc… tổ chức. Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thành phố đã hỗ trợ 31 lượt doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực thi, tận dụng các FTA trên địa bàn TP. Đà Nẵng còn tồn tại một số hạn chế như: Thành phố chưa có chương trình cụ thể về hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA mà chủ yếu lồng ghép trong các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; công tác thống kê số liệu, nhất là các số liệu liên quan đến xuất nhập khẩu và tận dụng FTA gặp khó khăn; đội ngũ cán bộ chuyên môn mỏng, kiêm nhiệm dẫn đến hạn chế...
Bà Lê Thị Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai các Hiệp định, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị hỗ trợ, tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là cách thức xử lý đối với các vấn đề tồn tại và phát sinh từ góc độ doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại trong quá trình thực thi các FTA.
Theo đó, cùng với sự chủ động của địa phương, thành phố Đà Nẵng kiến nghị Trung ương xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA một cách bài bản, có hệ thống; đồng thời, hướng dẫn địa phương xây dựng chương trình phù hợp với cấp độ địa phương. Song song với đó, tiếp tục hỗ trợ địa phương trong quá trình thực thi các Hiệp định, nhất là các hoạt động truyên truyền, phổ biến thông tin chuyên sâu tới cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng dưới nhiều hình thức khác nhau; hỗ trợ chuyên gia tư vấn kết nối trực tiếp với các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp địa phương.
Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ địa phương về công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi FTA cho cán bộ các sở, ban, ngành.
FTAP là Cổng thông tin điện tử cấp Chính phủ về tất cả các FTA mà Việt Nam đang tham gia. Trên cơ sở sự hỗ trợ của Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới, Cổng thông tin điện tử về các FTA của Việt Nam được xây dựng dựa trên mô hình của Cổng thông tin điện tử FTA của Chính phủ Australia. Hiện, FTAP đang hướng tới kết nối với các Cổng thông tin của các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan quản lý địa phương và trang thông tin điện tử của các Hiệp hội... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin và hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư, tăng cường sự chia sẻ và khai thác dữ liệu dùng chung. Đồng thời, cung cấp và chia sẻ các tài liệu ấn phẩm số, các khóa đào tạo trực tuyến về các nội dung liên quan đến FTA. Các nội dung khác có liên quan đến FTA và các thỏa thuận thương mại mà Việt Nam tham gia. |