当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bxh duc2】Vị Giáo sư nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh chia sẻ chuyện nghề

 GS.TS Phạm Minh Thông

Năm 1976, cậu học trò gầy ốm Phạm Minh Thông thi đỗ Đại học Y Hà Nội với "mục tiêu trực tiếp" là... chăm sóc sức khỏe cho người thân trong gia đình. Do chỉ cao 1,5 m và nặng 40 cân nên "Ngày nhập học, bố và bác tôi thấy tôi thiếu cân, sợ người ta không nhận nên đã đúc thêm... chì nhét vào trong người tôi cho đủ số cân", bác sĩ Thông hóm hỉnh kể lại. 

Tốt nghiệp đại học, ông thi đỗ vào học nội trú ngành điện quang và cũng là người đầu tiên tham gia chụp mạch với các thầy bởi các sinh viên khác không dám vào, sợ "ăn tia" (tia phóng xạ) ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhờ say mê học tập, chàng trai trẻ Phạm Minh Thông là bác sĩ đầu tiên của ngành điện quang được lựa chọn du học Pháp.

Năm 2001, thông qua hội đồng khoa học và với sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp, bác sĩ Phạm Minh Thông triển khai các kỹ thuật can thiệp thần kinh và đạt nhiều kết quả tốt. Đến năm 2004, ông vào TPHCM phổ biến kỹ thuật này và cũng là người "cầm tay chỉ việc" cho các bác sĩ ở một số bệnh viện lớn tại đây. Từ năm 2005, kỹ thuật điện quang về can thiệp thần kinh được mở rộng.

Bằng việc đưa những kỹ thuật can thiệp điện quang thần kinh về áp dụng tại Việt Nam, GS. Phạm Minh Thông đã thay đổi quan điểm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu thần kinh. Các kỹ thuật được nhân rộng, rất nhiều bệnh nhân được cứu sống, can thiệp điện quang thần kinh đã thay thế hoàn toàn phẫu thuật trong điều trị thông động mạch cảnh xoang hang do chấn thương, một bệnh thường gặp ở Việt Nam.

Công trình “Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch” của GS. Phạm Minh Thông là 1 trong số 9 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN (đợt 5) năm 2016. Đây là phương pháp điều trị ít biến chứng, không để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, từ đó giảm các chi phí điều trị và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Giáo sư cảm nhận thế nào về Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN so với các giải thưởng khác hiện nay?

GS. Phạm Minh Thông:Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN là giải thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước dành cho các tác giả công trình và cụm công trình KH&CN đặc biệt xuất sắc. So với các giải thưởng khác hiện nay, đây là một trong các giải thưởng danh giá nhất, được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là những đóng góp cho xã hội của các công trình.

Các tiêu chí bình xét Giải thưởng rất cụ thể, quy trình bình chọn qua các cấp rất chặt chẽ nhằm chọn ra các công trình, cụm công trình để trao giải.

Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho 9 công trình khoa học xuất sắc

Giáo sư có thể nói rõ hơn về kết quả của công trình do ông và cộng sự thực hiện trong thời gian qua?

GS.TS Phạm Minh Thông:Mỗi năm, ở riêng Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã có hàng trăm bệnh nhân được điều trị thông động mạch cảnh xoang hang thành công; khoảng 200 bệnh nhân phình mạch não được điều trị thành công; vài trăm bệnh nhân đột quỵ não được chẩn đoán kịp thời và hàng trăm bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết và lấy huyết khối. Bên cạnh đó, các trung tâm khác như BV 108, 103, BV Đại học Y dược TPHCM, BV 115, BV Chợ Rẫy, BV đa khoa Đà Nẵng... cũng đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân.

Hiện nay, chúng tôi đang chuyển giao kỹ thuật can thiệp mạch não cho BV tuyến tỉnh, đang và sẽ và có kế hoạch chuyển giao cho BV các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ...

Ngoài chuyển giao các kỹ thuật can thiệp mạch não, chúng tôi còn can thiệp điều trị nhiều bệnh lý khác qua đường mạch máu hoặc trực tiếp qua da (như điều trị ung thư gan dùng phương pháp đốt bằng sóng RF, điều trị ung thư gan bằng nút mạch dùng hạt hóa chất, hạt phóng xạ).

Và đặc biệt, hiện nay chúng tôi đang điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng nút mạch. Đây là kỹ thuật mới đã áp dụng thành công, người bệnh sau điều trị có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều so với phẫu thuật.

Chúng tôi đang dự kiến chuyển giao cho một số BV ở Hà Nội và một số tỉnh phía bắc. Trong 2 năm, đã có hơn 50 bệnh nhân được điều trị thành công.

Giáo sư có thể chia sẻ những khó khăn của mình trong quá trình thực hiện công trình?

GS.TS Phạm Minh Thông:Đây là những kỹ thuật mới, tiên tiến ở các nước phát triển. Sau thời gian học tập ở nước ngoài, tôi thấy bệnh lý mạch máu não được điều trị hiệu quả bằng can thiệp nội mạch, trong khi ở Việt Nam những năm 1999-2000 vẫn phải phẫu thuật và việc này để lại nhiều biến chứng.

Chính vì vậy, chúng tôi quyết tâm đưa kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh lý mạch máu não vào Việt Nam.

Ca đầu tiên điều trị thông động mạch cảnh xoang hang thực hiện vào năm 1999. Trước khi can thiệp, chúng tôi đã hội chẩn với hội đồng các giáo sư nổi tiếng trong ngành y như GS. Vũ Văn Đính, GS. Phạm Gia Khải, GS. Dương Trạm Uyên, cố GS. Hoàng Kỷ, nhưng chúng tôi đã thất bại.

Một tuần sau, tôi mời giáo sư người Pháp Deramond (Đại học Amiens) sang hỗ trợ kỹ thuật. Dù đã học một số năm ở Pháp, nhưng vẫn cần phải có giáo sư trực tiếp chuyển giao kỹ thuật.

Trong thời gian ngắn, chúng tôi đã hoàn thiện kỹ thuật và những bài báo khoa học đầu tiên đã được đăng tải vào năm 2001 về những kỹ thuật này. Nhiều người bệnh đã được cứu sống và chúng tôi đã đào tạo và chuyển giao cho các bệnh viện khác từ năm 2002.

Năm 2004-2005, chúng tôi đã vào TPHCM nhiều lần để chuyển giao kỹ thuật này tại BV Đại học Y dược TPHCM, BV 115 vì chúng tôi cũng hiểu rằng các đồng nghiệp học lý thuyết và kiến tập là không đủ mà phải trực tiếp được cầm tay chỉ việc.

Để cụm công trình có được thành công như ngày nay, Giáo sư nhận được sự hỗ trợ gì từ phía Bộ KH&CN cũng như các cơ quan, ban ngành?

GS. Phạm Minh Thông: Để có thành công từ cụm công trình "Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong điều trị một số bệnh lý mạch não", chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tối đa từ phía Bộ KH&CN, Bộ Y tế, đặc biệt là việc thực hiện các đề tài và chuyển giao kết quả của cụm công trình cho nhiều BV, trung tâm y khoa trong cả nước với mục đích hướng tới nhiều người bệnh được hưởng thụ từ thành quả nghiên cứu này.

Giáo sư có lời khuyên nào với các bạn trẻ đang mong muốn dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học nói chung và lĩnh vực y tế nói riêng thay vì các ngành nghề khác như kinh tế, tài chính, ngân hàng…?

GS. Phạm Minh Thông: Đối với tôi, qua hơn 30 năm hành nghề và nghiên cứu trong lĩnh vực y dược, đến nay, tôi thấy bản thân mình vẫn cần phải học hỏi và nghiên cứu. Ngành nào cũng cần phải học, nhưng ngành y, càng học, càng đọc và có nhiều cơ hội giao lưu quốc tế, ta càng thấy quá rộng lớn, kiến thức là vô hạn nên bản thân tôi thấy vẫn phải trau dồi thêm kiến thức.

So với thế hệ chúng tôi 40 năm trước, các bạn trẻ hiện nay có nhiều điều kiện học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, trong khi kinh tế đất nước ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, các bạn trẻ lại càng có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ thuật với nhiều nước có nền y học tiên tiến.

Các bạn cũng có vô số cơ hội tiếp xúc thầy giỏi, môi trường học tập và nghiên cứu tốt hơn rất nhiều so với trước đây, trong đó có nguồn tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho công việc nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo tôi, để có được thành công, bạn phải có lòng đam mê - đam mê nghề nghiệp, đam mê sáng tạo, tìm tòi vượt khổ. Bởi thành công không tự đến, thành công chỉ đến với bạn khi chính bạn phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt".

Tôi luôn tin rằng các bạn trẻ chắc chắn sẽ giỏi hơn thế hệ chúng tôi và sẽ có nhiều công trình khoa học đặc biệt xuất sắc cho ngành để cứu được nhiều người. 

Nghề y là nghề cao quý, bất kỳ chuyên ngành gì trong y khoa đều hay cả nhưng phải đam mê với nghề mình chọn thì mới thành công. Các thầy thế hệ trước sẽ là người truyền lửa, truyền niềm đam mê nghề nghiệp, đam mê nghiên cứu cho thế hệ trẻ và đó có thể coi là vốn quý để các bạn tiếp nối thành công ở tương lai.

Xin cảm ơn Giáo sư!

分享到: