【kèo iraq】Đầu tư trồng mắc ca: Rủi ro thấp nhất nhưng cơ hội lợi nhuận cao nhất?

>>Chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch trồng mắc ca

>>Cây mắc ca sẽ được nghiên cứu để trồng thêm ở Tây Bắc

>>Trồng cây mắc ca,ĐầutưtrồngmắccaRủirothấpnhấtnhưngcơhộilợinhuậncaonhấkèo iraq Việt Nam sẽ tạo nguồn thu cả tỷ đôla?

>>Trồng mắc ca 'tỷ đô': Có phải 'bánh vẽ' cho nông dân?

Đây là khẳng định của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về quy mô đầu tư phát triển 200.000 ha mắc ca, với số vốn dự kiến 20.000 tỷ đồng.

* Thưa ông, được biết, LienVietPostBank và Tập đoàn Him Lam đã lên kế hoạch từ 5 -10 năm nữa sẽ phát triển thêm 200.000 ha mắc ca. Việc trồng mắc ca với diện tích lớn đang có nhiều ý kiến lo ngại. Quan điểm của ông thì sao?

- LienVietPostBank và Tập đoàn Him Lam đầu tư phát triển 200.000 ha mắc ca, con số đó là có cơ sở thực tiễn. Bởi theo tôi được biết, Viện điều tra quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã từng tiến hành nghiên cứu và kết quả chỉ ra rằng, có 1 triệu ha trên đất Tây Nguyên là thích hợp và rất thích hợp trồng cây mắc ca.

Viện này cũng từng đề xuất Bộ quy hoạch 200.000 ha để trồng mắc ca. Còn thực tiễn ở Tây Nguyên hiện nay có khoảng 650.000 ha cà phê, nếu chỉ trồng xen 30% diện tích trên thì đã dư 200.000 ha.

Đầu tư trồng mắc ca: Rủi ro thấp nhất nhưng cơ hội lợi nhuận cao nhất?
    Trồng mắc ca vừa có khả năng đem lại giá trị kinh tế lớn, vừa có thể “che chở” cà phê, vừa có khả năng chống xối mòn đất, góp phần bảo vệ rừng. Bài toán rủi ro thấp nhất nhưng cơ hội đem lại lợi nhuận cao nhất. Tại sao lại không chứ?     TS. Nguyễn Đức Hưởng

Cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng, thực tế đã chứng minh, mắc ca chung sống "hòa bình" với cà phê. Hơn nữa, cà phê cần bóng mát, và mắc ca đáp ứng được điều này. Với diện tích 200.000 ha, chúng tôi xác định từ 5-10 năm tới, sẽ đầu tư cho vay khoảng 20.000 tỷ đồng vốn tín dụng vào địa bàn Tây Nguyên.

Trồng mắc ca vừa có khả năng đem lại giá trị kinh tế lớn, vừa có thể “che chở” cà phê, vừa có khả năng chống xói mòn đất, góp phần bảo vệ rừng.

Bài toán rủi ro thấp nhất nhưng cơ hội đem lại lợi nhuận cao nhất. Tại sao lại không chứ? Như tôi đã phân tích ở trên, đây là điều hoàn toàn có thể trở thành hiện thực

* Nông nghiệp vốn là lĩnh vực rủi ro, mắc ca là cây trồng mới cũng sẽ có rủi ro trên thực tế. Vậy khi thu hoạch, người dân sẽ được các nhà đầu tư hỗ trợ như thế nào, thưa ông?

- Không chỉ nông nghiệp mà tất cả các lĩnh vực khác đều tồn tại rủi ro, nhưng “trong nguy luôn có cơ”, và “nguy càng lớn, cơ càng nhiều”.

Đối với người dân, LienVietPostBank sẽ cho vay vốn. Him Lam sẽ hỗ trợ giống, tư vấn trồng và bao tiêu sản phẩm nếu nông dân làm đúng theo yêu cầu kỹ thuật và quy định của dự án.

Nhưng điểm quan trọng nhất là nông dân sẽ được hỗ trợ bảo hiểm tiền vay, nghĩa là trong trường hợp xấu nhất, người dân không phải chịu rủi ro về đồng vốn.

Để phát triển mắc ca tại Việt Nam, chúng tôi sẽ xúc tiến việc thành lập Hiệp hội mắc ca Tây Nguyên hoặc mắc ca Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên.

Còn nói về rủi ro, ngay trong quá trình nghiên cứu đầu tư vào dự án này, tôi nghĩ nếu không đầu tư thì mất cơ hội. Đó mới là rủi ro lớn nhất. Mắc ca là loại cây thuộc họ nhà lười, không chăm sóc thì vẫn tươi tốt. Rủi ro về khí hậu, thời tiết cũng hạn chế vì ngay từ đầu chúng tôi đã lựa chọn các tiểu vùng thích hợp để trồng.

Quan trọng nhất là khâu chọn giống, nếu chúng ta chọn đúng giống tốt, không phải cây thực sinh, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật thì chắc chắn rủi ro sẽ thấp, mà cái này thì hoàn toàn có thể làm được.

* Thưa ông, có sự ưu tiên nào giữa việc cấp tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp trồng cây mắc ca hay không? Con số 20.000 tỷ đồng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của dự án?

- Chúng tôi đã kết hợp với Tập đoàn Him Lam, đây là đơn vị có bề dày về từ thiện. Từ năm 2016, chúng tôi sẽ dành vốn an sinh chủ yếu cho người nghèo trồng mắc ca ở Tây Nguyên.

Chắc chắn có hai ưu tiên. Thứ nhất, theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã có những ưu tiên cho nhà đầu tư và nông dân trồng mắc ca. Mặc dù, hiện nay chưa có bộ, ngành nào triển khai nhưng chắc chắn sẽ thực hiện. Theo đó, những hộ trồng mắc ca chắc chắn nhà nước sẽ hỗ trợ một phần tiền cây giống, còn LienVietPostBank, Him Lam và công ty bảo hiểm sẽ bỏ vốn ra để mua bảo hiểm cho khoản vay đó đối với nông dân. Đó là ưu ái rất lớn.

Trong suốt thời gian qua, LienVietPostBank luôn ưu ái dành 30 - 40% tổng dư nợ cho nông nghiệp nông thôn. Và trong thời gian tới cũng vậy.

* Xin cảm ơn ông!

Theo LienVietPostBank, giữa tháng 4/2015, Bộ NN&PTNT đã ủng hộ đề xuất của LienVietPostBank về việc thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên tại Công văn phúc đáp số 2930/BNN-TCLN của Bộ đối với Công văn số 142/2015/CV-HĐQT của LienVietPostBank. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng chỉ định Tổng cục Lâm nghiệp là đơn vị quản lý cây mắc ca làm đầu mối để làm việc và phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong các vấn đề về phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Khánh Linh

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
下一篇:Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024