发布时间:2025-01-11 11:15:32 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Trước và sau Tết Nguyên đán,Đểđidngmặvillarreal vs sevilla ĐBSCL liên tục xuất hiện các trận mưa. Đây được xem là hiện tượng thời tiết khá bất thường trong hàng chục năm qua ở ĐBSCL. Mưa bất thường làm hàng ngàn héc-ta lúa Đông xuân bị sập, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Trong khi đó, nước mặn lại xâm nhập sớm ở nhiều vùng Tiền Giang, Bến Tre và Hậu Giang. Hàng trăm ngàn nông dân sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL đang đối diện với những rủi ro do thiên tai gây ra ngày càng khốc liệt hơn, kéo theo những hệ lụy khó lường.
Nuôi tôm sú vùng nhiễm mặn mang lại nhiều kỳ vọng. Ảnh: HỮU PHƯỚC
Đua nhau mua máy đo độ mặn
Những ngày cuối tháng 2-2017, ông Tư Đông, ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã vội vã đi mua máy đo độ mặn để bảo vệ 1,5ha đất trồng sầu riêng. Ông Tư chọn chiếc máy có giá rẻ nhất nhưng cũng phải mất 2 triệu đồng. Theo ông Tư Đông, hiện nay diễn biến xâm nhập mặn diễn ra rất nhanh, nếu không có máy đo độ mặn thì hậu quả khó lường. Nếu tưới nước mặn, sầu riêng sẽ rụng lá, khó đậu trái mà nhiều cây có thể chết. Được biết hàng ngàn nhà vườn ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cũng trang bị máy đo độ mặn để kịp thời ứng phó với xâm nhập mặn năm nay. Chuyện nhà vườn, nhà nông mua máy đo độ mặn đang lan ra nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL cho thấy ý thức của người dân đã được nâng lên, song cũng phản ánh mức độ tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt trong vùng. Thiệt hại gần 250.000ha lúa, hoa màu, cây ăn trái, hàng trăm ngàn gia đình thiếu nước ngọt sinh hoạt trong mùa hạn - mặn kỷ lục năm ngoái đã làm nhiều người dân “thức tỉnh” đối diện với biến đổi khí hậu.
Theo PGS, TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), hạn, mặn năm nay không khốc liệt như mùa khô năm ngoái, nhưng cũng thuộc năm hạn, mặn nặng vì lượng mưa và lũ năm 2016 là nhỏ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chính quyền địa phương phải có giải pháp quyết liệt can thiệp để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân. Lũ nhỏ sẽ kéo theo hạn, mặn lớn như là một quy luật tự nhiên. Điều này đã diễn ra suốt trong nhiều năm qua. Chuyện nhiều nước xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mekong đang tác động tiêu cực đến nguồn nước ngọt cung cấp cho hạ lưu sông Mekong. Trong đó, việc giảm lượng phù sa (nằm lại ở các đập thủy điện) cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Đây là những vấn đề mà ĐBSCL cần sớm có giải pháp để đối phó.
Song, có một thực tế đáng buồn là tình trạng ly nông, ly hương ngày càng nghiêm trọng. “Qua nhiều chuyến khảo sát vào mùa hạn - mặn, chúng tôi thấy nhiều xóm chỉ còn lại toàn người già và trẻ em. Thanh niên đi Bình Dương (ý nói đi làm thuê ở các khu công nghiệp). Người trẻ đi ra khỏi vùng, người già và trẻ em ở lại vùng rủi ro hạn - mặn. Đó là một thực tế chúng ta cần nhìn nhận và sớm tìm ra giải pháp để giải quyết tình trạng này”. Các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế đã cảnh báo: Tình trạng di dân ở vùng ĐBSCL ngày càng gia tăng. Sự gia tăng này chủ yếu rơi vào các tỉnh ven biển, các tỉnh còn lệ thuộc nặng vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi các địa phương này thường xuyên chịu tác động nặng nề do biến động khí hậu gây ra. Tình trạng nguồn nhân lực chính di tản khỏi vùng sản xuất càng đẩy ngành nông nghiệp ĐBSCL vào thế khó khăn của hiện tại và trong tương lai!
Chủ động tạo sinh kế
PGS, TS Lê Anh Tuấn cho rằng: “Thiếu nước vào mùa khô sẽ tác động tiêu cực cho canh tác nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Để đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt, cần có những giải pháp đồng bộ trước mắt cũng như lâu dài bao gồm tích cực thu trữ nước mưa vào những tháng cuối mùa mưa, nạo vét kênh mương, ao hồ để tăng dung tích trữ nước mưa, nước lũ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần có giải pháp đồng bộ trong sản xuất: Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, chọn giống cây trồng chịu hạn, mặn tốt hơn. Theo tôi, ĐBSCL đang có dấu hiệu sản xuất dư thừa lúa - gạo. Hạn - mặn ngày càng khốc liệt, cần thiết phải xem xét lại chính sách sản xuất lúa theo hướng giảm diện tích ở các tỉnh ven biển. Quy hoạch phân vùng canh tác hợp lý trên cơ sở nguồn tài nguyên nước. Kiên trì biện pháp ngoại giao nguồn nước đối với các nước thượng nguồn sông Mekong theo hướng chia sẻ lợi ích nguồn nước”.
Trong vài năm gần đây, ĐBSCL đã có những giải pháp quyết liệt để đối phó, thích ứng với hạn - mặn. Các nhà khoa học thì tích cực nghiên cứu cho ra đời các giống cây trồng - chủ yếu là giống lúa chống chịu được với mặn. Nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn được đầu tư mới ở các tỉnh ven biển để ngăn dòng nước mặn lấn sâu vào nội đồng. Các nghiên cứu, công trình thủy lợi này phần nào đã giúp nông dân giảm thiệt hại. Tuy nhiên, cần nhìn nhận những mâu thuẫn vẫn đang đan xen giữa các vùng sản xuất. Tình trạng này xảy ra không phải cá biệt ở Kiên Giang, Cà Mau: Khi người nuôi tôm (lấy nước mặn) và trồng lúa (cần nước ngọt) có ruộng kề nhau đang gây ra những thiệt hại nặng, dẫn đến những xung đột gay gắt. Đây là những xung đột mà chính quyền chỉ có thể can thiệp bằng những quy hoạch sản xuất cụ thể để giải quyết tận gốc. Mới đây, tỉnh Hậu Giang đã có cách giải quyết khá hợp lý đối với những hộ dân sản xuất ngoài vùng đê bao ngăn mặn. Cụ thể xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, là nơi chịu mặn xâm nhập từ hai hướng Biển Tây và Biển Đông. Nhiều nông dân đã khá thành công khi thả tôm nuôi mùa nước mặn xâm nhập. Tỉnh huy động các nhà khoa học, ngành nông nghiệp liên tục họp dân, tổ chức tọa đàm để tìm mô hình sản xuất thích nghi với biến đổi khí hậu. Qua đó, người dân đã thống nhất chuyển từ sản xuất thuần lúa sang mô hình lúa - tôm. Theo tính toán của nông dân đang áp dụng mô hình, chi phí đầu tư tôm - lúa từ 18-20 triệu đồng/ha, sản lượng thu hoạch từ 300-350 kg/ha, giá bán trung bình từ 160.000-180.000 đồng/kg, doanh thu đạt 48-63 triệu đồng/ha. Bước đầu, mô hình mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, một số nhà khoa học và các ngành liên quan của tỉnh vẫn khuyến cáo: Đây là mô hình đang ở bước đầu nên nông dân không nên độc canh con tôm mà kết hợp tôm - lúa và tính toán mùa vụ cho hợp lý.
Câu chuyện tìm mô hình sản xuất như tôm - lúa ở Hậu Giang không phải là mới ở ĐBSCL. Có mới chăng nó nằm ở chỗ, Hậu Giang đã kịp thời can thiệp ngay từ đầu để ngăn chặn từ đầu xung đột giữa đôi dòng mặn - ngọt. Nước mặn không hẳn là tai họa nếu con người chủ động vận dụng các mô hình sản xuất linh hoạt. Khi có sinh kế thì hẳn tình trạng ly hương sẽ giảm ở vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu. Đó cũng là một gợi mở trong bối cảnh biến đổi khí hậu thâm nhập từng ngày vào cuộc sống của người dân ĐBSCL.
CAO PHONG
相关文章
随便看看