Tương tự như các FTA mà Việt Nam đã ký kết và thực hiện trước đây,ộTàichínhchủđộngphốihợpthựbong da live tv Bộ Tài chính đã và đang chủ động xây dựng và triển khai các nội dung công việc do Bộ Tài chính phụ trách để chuẩn bị thực thi Hiệp định EVFTA.
Hoàn thiện pháp luật, thể chế
Công tác xây dựng pháp luật thể chế được coi là công tác trọng tâm để thời điểm hiệp định đi vào thực thi cũng kịp thời với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật. Đối với nội dung này, Bộ Tài chính đã có những bước chuẩn bị và rà soát ngay từ khi hiệp định được ký kết vào năm 2019.
Để triển khai cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại EVFTA, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ số ban hành Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 - 2022.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực Hải quan để thực thi cam kết EVFTA. Trong quá trình rà soát, đối chiếu cam kết của Hiệp định EVFTA với hệ thống pháp luật trong nước, nội dung quy định tại Điều 4.11 Chương 4 Hiệp định EVFTA (về người khai hải quan đối với trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện ở Việt Nam) đã được đưa vào là một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP cùng với nhiều nội dung khác (như công tác kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra, giám sát hải quan, thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan...), nhằm đảm bảo thống nhất quy định của pháp luật hải quan. Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP trong năm 2021. Để kịp thời hướng dẫn đối với các nội dung cam kết, ngày 31/7/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5079/TCHQ-GSQL về hướng dẫn triển khai thực hiện Điều 4.11 Hiệp định EVFTA về người khai hải quan đối với trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện ở Việt Nam.
Đối với dịch vụ bảo hiểm trong EVFTA, Việt Nam cam kết ba nội dung cam kết cao hơn so với WTO là: cho phép dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết cho phép cung cấp loại hình dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện thông qua hình thức hiện diện thương mại và cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam sau một thời gian quá độ 3 năm. Nội dung cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam hiện chưa được quy định trong pháp luật hiện hành.
Do vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021, trong đó có bổ sung quy định về thành lập chi nhánh tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam nhằm đảm bảo việc Việt Nam thực hiện cam kết sau 3 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Dự kiến, trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật này tại kỳ họp tháng 10/2021, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2022 và sẽ có hiệu lực vào năm 2023.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
Từ thời gian đầu, khi hiệp định còn trong giai đoạn đàm phán, Bộ Tài chính đã xác định công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để các doanh nghiệp, cũng như các cơ quan nhà nước hiểu rõ về các cam kết nhằm thực thi một cách có hiệu quả.
Ngay khi hiệp định kết thúc đàm phán vào tháng 8/2015, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo nhằm thông tin về các cam kết thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và dịch vụ tài chính. Tiếp đó, đã thường xuyên tổ chức các họp báo chuyên đề về cắt giảm thuế quan trong các FTA cũng như EVFTA, các tọa đàm phổ biến cam kết về hải quan, tạo thuận lợi thương mại cũng như phối hợp tổ chức và tham gia cùng với các đơn vị khác như Bộ Công thương để tổ chức các hội nghị hướng dẫn, phổ biến cam kết để doanh nghiệp, người dân thực sự hiểu và tận dụng tối đa ưu đãi mà hiệp định mang lại.
Bên cạnh công tác phối hợp để tuyên truyền, phổ biến cam kết của Hiệp định EVFTA, đối với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế, Bộ Tài chính đã tham gia cùng Bộ Tư pháp trong quá trình rà soát pháp lý của Hiệp định EVFTA, cũng như tham gia góp ý đối với việc ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật để thực thi hiệp định của các bộ, ngành.
Cùng với đó, Bộ Tài chính đã và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương trong công tác dự báo, quản lý giám sát, đánh giá tác động của việc thực thi EVFTA, đặc biệt là các tác động với ngân sách nhà nước, cũng như xây dựng kế hoạch hành động và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả lợi ích mà hiệp định mang lại.
Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực, “cao tốc thương mại” giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã được nối liền. Với tư cách là đơn vị chủ trì các nội dung cam kết về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, công tác hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính, pháp luật, thể chế để các cam kết của hiệp định đi vào thực tiễn, là động lực phát triển đất nước.
Thu Huyền (Vụ Hợp tác quốc tế)