Empire777Empire777

【keo phap】Gợi ý lịch trình 'ba ngày chưa đi hết Sài Gòn'

Tour đêm Củ Chi

Hoạt cảnh tái hiện cuộc sống về đêm của người dân giai đoạn sau Đồng Khởi 1960 nằm trong hoạt động tour đêm ở Củ Chi. Ảnh: Bích Phương

Hoạt cảnh tái hiện cuộc sống về đêm của người dân giai đoạn sau Đồng Khởi 1960 nằm trong hoạt động tour đêm ở Củ Chi. Ảnh: Bích Phương

Địa đạo Củ Chi từ lâu đã là địa danh thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Di tích này từng thu hút hàng chục triệu lượt view trên Tiktok với các video trải nghiệm của du khách nước ngoài. Mới đây, khu di tích triển khai thí điểm hoạt động tour đêm Củ Chi. Chương trình tái hiện cuộc sống về đêm của người dân sống trong vùng giải phóng với những hoạt động như đào địa đạo, đan lát dưới ánh trăng, xay lúa, giã gạo, trai gái hò đối đáp nhau trên đồng ruộng, họp chợ, văn công về biểu diễn phục vụ bộ đội, du kích và người dân hòa lẫn với tiếng bom, tiếng pháo, tiếng máy bay địch tuần tiễu.

Chương trình chia thành hai phần chính. Từ 18h đến 18h50 du khách sẽ được xem sa bàn, phim 3D tái hiện trận càn Cedar Falls năm 1967. Khung giờ 19h30-20h30, du khách sẽ thưởng thức chương trình nghệ thuật chủ đề "Trăng chiến khu", ăn uống tự do tại phiên chợ đêm. Giá vé 399.000 đồng một khách. Đây là gợi ý lý tưởng cho ngày lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.

Tham quan Trụ sở HĐND và UBND TP HCM

Trụ sở HĐND và UBND TP HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần

Trụ sở HĐND và UBND TP HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần

Năm 2023, lần đầu tiên, khách du lịch có cơ hội tham quan Trụ sở HĐND và UBND - tòa nhà biểu tượng của TP HCM nằm trên đường Lê Thánh Tôn. Tòa nhà do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế và xây dựng từ năm 1889 đến 1909. Thời Pháp thuộc, nơi đây có tên Hôtel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây, đến năm 1954 đổi tên thành Tòa đô chánh Sài Gòn và sau năm 1975 thì mang tên như hiện nay. Khi triển khai du lịch, tòa nhà giới hạn số lượng thời tham quan và phải đăng ký trước.

Năm 2024, du khách có 12 đợt tham quan, mỗi đợt gồm hai ngày thứ bảy và chủ nhật cuối cùng của mỗi tháng. Khách tham quan sẽ được tham quan tại một phần Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Trụ sở HĐND và UBND TPHCM. Cụ thể, tầng trệt, du khách sẽ tham quan sảnh chính, phòng tiếp khách quốc tế số 1, cầu thang chính. Tầng một, du khách sẽ tham quan sảnh chính, phòng tiếp khách quốc tế số 2 và số 3, ban công, phòng họp số 5.

Ký ức Biệt động Sài Gòn

Cà phê Đỗ Phủ - Đại Hàn, một trong những địa điểm của tour Ký ức Biệt động Sài Gòn. Ảnh: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Cà phê Đỗ Phủ - Đại Hàn, một trong những địa điểm của tour Ký ức Biệt động Sài Gòn. Ảnh:Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Hành trình "Ký ức Biệt động Sài Gòn" đưa du khách trở về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Nằm ngay giữa trung tâm TP HCM, Bảo tàng biệt động Sài Gòn chỉ mới mở cửa hoạt động từ năm 2019. Căn nhà hai tầng được xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1, ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai). Đây là nơi ghi dấu chiến công oai hùng của lực lượng biệt động Sài Gòn những năm 1960-1970, bảo tàng có diện tích hơn 100 m2, trưng bày hơn 100 hiện vật. Các đồ vật như bàn, ghế, tủ... trong ngôi nhà vẫn còn nguyên và được bài trí gần giống trước đây.

Ngoài bảo tàng, cụm di tích Ký ức biệt động Sài Gòn còn có nhiều địa điểm độc đáo như Hộp thư bí mật và hầm nổi tại Cafe Đỗ Phủ, Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM, Nhan Hương Quán, Đại sứ quán Mỹ trên đại lộ Lê Duẩn, bia tưởng niệm các chiến sĩ biệt động, Dinh Độc Lập. Các điểm đến này cũng thu hút khách tham quan trong dịp 30/4.

Rừng Sác - Cần Giờ

Rừng Sác - Cần Giờ mang lại nhiều trải nghiệm sinh thái cho du khách. Ảnh: Sở Du lịch TP HCM

Rừng Sác - Cần Giờ mang lại nhiều trải nghiệm sinh thái cho du khách. Ảnh: Instagram lunaham

Nếu muốn "đi trốn" khỏi ồn ào phố thị, du khách có thể ra ngoại thành, tham gia tour sinh thái kết hợp lịch sử Rừng Sác - Cần Giờ. Chỉ cách nội đô thành phố khoảng chừng 50 km, Rừng Sác - Cần Giờ còn gọi là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng sở hữu quy mô rộng hơn 75.000 ha, trải dài khắp vùng châu thổ ngay cửa sông Sài Gòn, Đồng Nai và Vàm Cỏ, được UNESCO vinh danh là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam. Khu vực này được ví như lá phổi xanh của Sài Gòn, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý như khỉ đuôi dài, cá sấu hoa, trăn đất, kỳ đà, tắc kè, cùng nhiều loại chim, cò khác.

Trải nghiệm tham quan cộng đồng đảo Thiềng Liềng cũng nằm trong hành trình này. Đây là ấp đảo nằm cách trung tâm xã Thạnh An, Cần Giờ (TP HCM) khoảng 7 km, giao thông đi lại bằng đường thủy. Theo thống kê của địa phương, ấp Thiềng Liềng có khoảng 243 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt thủy hải sản.

Bên cạnh đó, chiến khu Rừng Sác còn là một di tích lịch sử, nơi in dấu chiến công của lực lượng đặc công Việt Nam. Du khách sẽ được tận mắt thấy hình ảnh mô hình, tìm hiểu về đời sống của người chiến sĩ đặc công ngày đó, từ những căn nhà phục dựng như nhà bếp, nhà ăn, phòng tham mưu, nhà công vụ tới cách lấy nước ngọt giữa rừng ngập mặn, cách nấu bếp không khói, cách đào hầm giữa đất sình lầy.

Quận 10 - nghe kể chuyện Đông y

Du khách chụp ảnh tại Bảo tàng Y học cổ truyền. Ảnh: SGGP

Du khách chụp ảnh tại Bảo tàng Y học cổ truyền. Ảnh: SGGP

Quận 10 là điểm đến cho những người đam mê với ngành y học cổ truyền. Du khách có thể ghé thăm các địa chỉ nổi bật của ngành Đông y như tham quan phòng bào chế thuốc và khu nhà vườn thảo dược tại Tân Hưng Long Tự, tranh gạo Quỳnh Vy, tìm hiểu, tham quan Bảo tàng Y học cổ truyền (Fito), với hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền nước ta. Bảo tàng Fito sở hữu kho sách quý của các danh y Tuệ Tĩnh, Y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. Du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm trực tiếp quá trình bào chế thuốc như cắt thuốc, tán thuốc, nếm thử vị thuốc. chụp ảnh. Bảo tàng có giá vé 180.000 đồng, du khách có thể bắt mạch, chẩn bệnh miễn phí nếu có đặt trước.

Quận 4 - Cù lao giữa lòng phố thị

Bến Nhà Rồng nhìn từ trên cao. Ảnh: Instagram dongqtrung

Bến Nhà Rồng nhìn từ trên cao. Ảnh: Instagram dongqtrung

Quận 4 cũng có nhiều điểm tham quan du lịch thu hút du khách như Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Mống, trụ sở nước mắm Liên Thành, Đình Vĩnh Hội, Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà số 236 bến Vân Đồn phường 2, du ngoạn trên sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, du khách có thể khám phá các món ăn đặc trưng khi tới thăm phố ẩm thực Vĩnh Khánh, dịch vụ ẩm thực đường số 48, đường Tôn Đản, chợ 200.

Làng cá Sấu Sài Gòn

Gợi ý lịch trình ba ngày chưa đi hết Sài Gòn - 6

Quận 12 còn được xem là "quê hương cá sấu". Làng cá sấu là địa chỉ yêu thích của những người yêu cảm giác mạnh và muốn trải nghiệm không gian hoang dã. Khu làng có diện tích 8.000 m2, mô phỏng cuộc sống của người dân miền sông nước với hồ sen, chòi lá, cây cầu tre giữa hồ. Đặc biệt, nơi đây có hơn 100 cá thể cá sấu đang được nuôi dưới hồ, ngăn cách với du khách bằng tường bao và hàng rào khá kiên cố, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Du khách được trải nghiệm câu cá sấu, tham gia workshop làm quà lưu niệm từ da cá sấu, ngâm chân thảo dược, xoa bóp cổ vai gáy. Đặc biệt, khách du lịch được thưởng thức các món ăn làm từ thịt cá sấu, chứng kiến công đoạn trộn gỏi cá sấu đầy điêu luyện của người đầu bếp.

Tìm hiểu cuộc sống người Hoa Chợ Lớn ở quận 11 và quận 5

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền. Ảnh: Instagram ben.freelancer

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền. Ảnh: Instagram ben.freelancer

Đây đều là những khu vực sinh sống của người Hoa Chợ Lớn trước đây. Khi tới quận 11, du khách có thể khám phá Chợ Thiếc, tham quan xưởng chế tác kim hoàn thủ công truyền thống của người Hoa, Khánh Vân Nam Viện - đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn, tìm hiểu về nét đặc trưng truyền thống của bộ môn nghệ thuật Lân Sư Rồng tại Đoàn lân sư rồng Thắng Nghĩa Đường, học cách làm sủi cảo và thưởng thức ẩm thực đặc sắc sủi cảo ở phố ẩm thực Hà Tôn Quyền, ghé thăm xóm làm lồng đèn Phú Bình.

Ở quận 5, với tour "Ký ức Sài Gòn - Chợ Lớn", hành trình gợi ý gồm Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thưởng thức món chè đặc sắc của người Hoa tại quán chè Hà Ký, tham quan di tích Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán nơi Tổng bí thư Trần Phú hy sinh, tới chùa Thiên Tôn - cơ sở của Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định thời kháng chiến, xem chương trình biểu diễn Lân Sư Rồng, thưởng thức ẩm thực người Hoa vào buổi tối.

Khám phá quận Bình Tân

Gợi ý lịch trình ba ngày chưa đi hết Sài Gòn - 8

Quán cà phê cá koi ở quận Bình Tân. Ảnh: King Koi

Đến Bình Tân, du khách được khám phá các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của quận cũng như các giá trị đời sống phong phú của cộng đồng địa phương qua các điểm đến như đình Bình Trị Đông tọa lạc trên một khuôn viên rộng khoảng 1.280 m2, chùa Huệ Nghiêm, xưởng bánh, trải nghiệm làm quà tặng từ nguyên liệu tái chế. Đặc biệt, du khách có thể trải nghiệm cà phê cá koi, vừa xem cá bơi lội trong dòng nước, vừa thư thái uống cà phê.

Hóc Môn - trên bến dưới thuyền

Đến Hóc Môn, du khách sẽ có đa dạng trải nghiệm trên bờ, dưới nước ngắm sông Sài Gòn. Bạn sẽ dâng hương ở di tích lịch sử Ngã ba Giồng, sau đó lên bến tàu Nhị Bình, lênh đênh trên dòng nước. Tàu cập bến cánh đồng hoa xã Nhị Bình, chiêm ngưỡng rừng hoa ngập sắc màu, nghe câu chuyện chăm hoa của người làm vườn và trải nghiệm trồng hoa, thưởng thức trà hoa, ăn bánh dân gian. Sau đó, tàu tiếp tục xuôi dòng đến làng gốm Lái Thiêu để khách tản bộ thăm vườn nhà gốm, tự làm gốm cùng nghệ nhân. Khi tàu cập bến Nhị Bình, khách tham quan đình Bình Nhan.

Cánh đồng hoa xã Nhị Bình. Ảnh: Bảo Bảo

Cánh đồng hoa xã Nhị Bình. Ảnh: Ivivu

Đây là một số trong 62 sản phẩm du lịch đặc trưng cho các địa phương ở TP HCM. Theo Phó giám đốc Sở Du lịch TP HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu, từ năm 2021, thành phố đã xây dựng mỗi một quận huyện sẽ có ít nhất một sản phẩm du lịch như ẩm thực, văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái để phục vụ du khách. "Trước đây, với các điểm đến nội đô của TP HCM, du khách chỉ khám phá nửa hoặc một ngày nhưng bây giờ phải cần ít nhất ba ngày. Hiện, chúng tôi có du lịch cánh phía Bắc, phía Nam, cánh trung tâm, khu ngoại ô như Cần giờ với cộng đồng Thiềng Liềng, kết nối các điểm đến, trở thành chuỗi sản phẩm để du khách đến TP HCM sẽ nán lại lâu hơn", bà cho hay.

Điều này đã được Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu thông tin tại buổi Giới thiệu Hội chợ Du lịch Quốc tế TP HCM (ITE HCMC 2024) diễn ra chiều 11/4. Hội chợ đã có 17 lần tổ chức thành công, năm nay hứa hẹn thu hút hơn 500 đơn vị tham gia, 220 khách hàng quốc tế đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như tạo ra gần 10.000 cuộc gặp giữa các doanh nghiệp du lịch quốc tế và Việt Nam. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7/9 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.

Nguyên Chi

赞(1361)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【keo phap】Gợi ý lịch trình 'ba ngày chưa đi hết Sài Gòn'