【thứ hạng của jeonbuk】Phát triển vận tải thủy để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế
Hạ tầng đường thủy nội địa bị quên lãng
Theáttriểnvậntảithủyđểtăngsứccạnhtranhcủanềnkinhtếthứ hạng của jeonbuko Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam, hiện nay, việc đầu tư phát triển vận tải ĐTNĐ của khu vực đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Hệ thống cảng ĐTNĐ nhiều thập niên đã qua vẫn không tăng thêm hay nâng cấp. Phương tiện ĐTNĐ lạc hậu. Công tác đầu tư cải tạo luồng, tuyến chậm chạp, manh mún.
Hạ tầng ĐTNĐ gần như bị quên lãng khi đầu tư một số hạng mục đường bộ. Một số tuyến sông đang gặp hạn chế về tĩnh không thông thuyền do có đoạn vướng cầu. Nhiều cảng lay lắt vì đường bộ kết nối hư hỏng, chật hẹp, không đáp ứng nổi nhu cầu giao thông, vận chuyển. Mặt khác, cơ chế chính sách trong khuyến khích đầu tư hạ tầng ĐTNĐ chưa theo kịp với thực tế, không thu hút được nhà đầu tư, khiến tình trạng lạc hậu ngày càng trì trệ, kéo dài.
Đầu tư vào lĩnh vực đường thủy để phát huy triệt để tiềm năng lợi thế. Ảnh: Trí Dũng |
Vai trò của ĐTNĐ đã được Chính phủ đánh giá đúng mức thông qua Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ĐTNĐ không chỉ là một hệ thống song song hữu hiệu nhằm giảm áp lực cho mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang quá tải, mà còn là kênh vận chuyển giúp giảm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, là lĩnh vực có thể thu hút đầu tư rất lớn. Với đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, hệ thống ĐTNĐT còn thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, tăng cường giá trị cho quỹ đất dọc hai bên các tuyến sông.
Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa, có loạt giải pháp nhanh, mạnh để từng bước phát triển ĐTNĐ. Trước hết, khẩn trương hoàn thiện, cụ thể hóa quy hoạch hạ tầng ĐTNĐ trên địa bàn thành phố; đồng thời rà soát, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch có liên quan đang được triển khai, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch ĐTNĐ. Việc quy hoạch chi tiết hạ tầng ĐTNĐ phải đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với quy hoạch đường bộ, đường sắt và các loại hình vận tải khác. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành các đầu mối trung chuyển hàng hóa, logistics, kết nối đa dạng nhiều loại hình vận tải; mặt khác gắn kết hệ thống cảng thủy nội địa với hệ thống cảng biển quốc tế.
Vận tải thủy chiếm ưu thế về giá cước
Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, giao thông đường thủy nội địa đóng vai trò quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng lại chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Ngân sách đầu tư vào lĩnh vực này giảm từ 2 - 3% tổng ngân sách đầu tư giao thông trong giai đoạn 2011 - 2015 xuống chỉ còn 1,2% trong giai đoạn 2016 - 2020. Đặc trưng địa hình ở ĐBSCL là nhiều kênh rạch, vì vậy để giao thông đường bộ thông suốt cần xây nhiều cầu. Tuy nhiên, nhiều cây cầu hiện không đạt chuẩn, không đạt độ tĩnh thông thuyền, gây cản trở giao thông đường sông. Bên cạnh đó, tình trạng bồi lắng phù sa và cát diễn ra nhanh, phức tạp nên việc nạo vét, nâng cấp luồng tàu đang gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí, trong khi hiệu quả khai thác không cao.
Cũng theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, trong bối cảnh vận tải container ở nước ta đang ngày càng phát triển và vận tải đường bộ đang quá tải thì việc chuyên chở và trung chuyển hàng container bằng đường thủy nội địa là một trong những giải pháp vận tải hợp lý trong việc kết nối với các cảng biển; đồng thời góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải CO2.
Theo Bộ Giao thông vận tải, muốn phát triển ĐTNĐ cần ưu tiên bố trí nguồn lực nâng cấp hạ tầng giao thông ĐTNĐ như cải tạo luồng lạch; đảm bảo tĩnh không thông thuyền; tăng cường giao thông kết nối giữa đường thủy và đường bộ; tăng cường phân cấp, quản lý cho các địa phương để chủ động triển khai thực hiện quản lý, đầu tư theo quy hoạch.
Việc quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông thủy tại khu vực đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL một cách đồng bộ để phát huy triệt để tiềm năng lợi thế của khu vực này luôn là vấn đề cấp thiết. Ngoài 2 dự án WB 5 và WB 6, tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề xuất dự án “Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam”, với tổng mức đầu tư 242,7 triệu USD bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, viện trợ của Chính phủ Úc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Dự án có mục tiêu nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa tại khu vực ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn thành, dự án hứa hẹn rút ngắn thời gian chạy tàu từ ĐBSCL đến TP. Hồ Chí Minh và các cảng chính trong khu vực; qua đó, góp phần giảm chi phí logistics và thúc đẩy vận tải đa phương thức ở ĐBSCL.
相关文章
“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
Trong năm 2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt 355 đầu sách, với khoảng 1,8 triệu2025-01-25100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3 Đề nghị ngân hàng mạnh2025-01-25Thanh tra Chính phủ: 6 tháng, phát hiện hàng chục nghìn tỷ đồng sai phạm
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: H.CSáng ngày 23/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố báo c2025-01-25Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới Hộ chiếu logistics gia tăng cơ hộ2025-01-25Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
Đảm bảo thu ngân sách trong bối cảnh nhiều khó khănNăm 2024 đánh dấu một năm thành công của ngành Th2025-01-25Mắc kẹt trong các căn nhà miễn phí
Jeonse là kiểu nhà cho thuê được duy trì dưới hình thức người thu&2025-01-25
最新评论