Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật khí tượng thủy văn,àmrõtráchnhiệmcủatổchứccánhânnếudựbáothờitiếkết quả cup c2 đa số đại biểu cho rằng, Luật được ban hành sẽ tạo ra bước thay đổi quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; bảo đảm điều kiện cho hoạt động khí tượng thủy văn phát triển, cung cấp, sử dụng thông tin khí tượng thủy văn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có hiệu quả.
Luật ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khí tượng thủy văn trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, dự Luật chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức,cá nhân nếu dự báo thời tiết sai. ĐB Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) ví dụ: Bão số 5 có tên gọi Linda (ngày 2/11/1997) quét qua vùng ven biển Nam Bộ và đổ bộ vào Cà Mau - Kiên Giang với sức gió mạnh cấp 9, cấp 10, làm gần 3.000 người chết và mất tích, hàng chục ngàn tàu thuyền bị đắm. Hậu quả nặng nề từ cơn bão một phần do công tác dự báo sai.
ĐB Phương đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi dự báo sai, gây thiệt hại cho kinh tế - xã hội, cho đời sống nhân dân (trong khoản 4 Điều 4) vì hoạt động khí tượng thủy văn là hoạt động khoa học, mà hoạt động quan trọng nhất của khoa học là tính chính xác. Về cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cần thiết phải đảm bảo tính chính xác bên cạnh việc đảm bảo tính kịp thời.
Theo ĐB Phương, thông tin có kịp thời dễ hiểu mà thiếu tính chính xác thì không đem lại lợi ích gì. Thời gian qua có nhiều dự báo sai gây hậu quả nghiêm trọng về người, tài sản cho nhân dân.
“Tôi không đồng tình với cách giải trình của ban soạn thảo rằng dự báo thì không thể chính xác. Có thể không chính xác hoàn toàn nhưng không thể sai lệch nghiêm trọng. Tính chính xác không phải là một con số cố định mà có sai số nhưng trong phạm vi cho phép. Điều này chúng ta không thể né tránh”, ĐB Phương thẳng thắn.
Đồng quan điểm, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị nên xem xét bổ sung quy định trách nhiệm của dự báo viên khi dự báo sai, gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo ĐB Vẻ khi cán bộ, công chức sai phạm thì đã được điều chỉnh bằng các quy định về Luật công chức, viên chức. Nhưng đây là một vấn đề rất nhạy cảm và xã hội hiện đang có nhiều ý kiến bức xúc về trách nhiệm khi dự báo sai. Ví dụ: năm 2006 dự báo sai cơn bão Chan Chu gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Vì vậy, ĐB đề nghị bổ sung trách nhiệm của dự báo viên đối với các trường hợp phát ra bản tin dự báo sai, gây hậu quả nghiêm trọng.
Đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) cũng cho rằng, dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin không chính xác có thể dẫn đến thiệt hại lớn về vật chất, công trình, tính mạng của người dân. Đề nghị cần quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dự báo sai.
Về quy định cấp phép cho các tổ chức, cá nhân dự báo khí tượng thủy văn, dự thảo Luật quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho các tổ chức, cá nhân dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên quy mô quốc gia; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép cho tổ chức, cá nhân dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phạm vi địa phương.Theo ĐB Vẻ quy định như trên chưa có tính khả thi cao vì: Các yếu tố khí tượng thủy văn có sự liên kết chặt chẽ trong một khu vực, một vùng rộng lớn và không có biên giới, vì vậy hoạt động dự báo không thể bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, thành phố. Trong thực tế sẽ có rất ít tổ chức, cá nhân xin cấp phép hoạt động dự báo vì khó đáp ứng điều kiện cấp phép và hiệu quả kinh tế còn thấp. Mặt khác khả năng thẩm định chuyên môn nghiệp vụ của các địa phương cũng còn hạn chế.
“Tôi đề nghị ban soạn thảo dự luật cân nhắc thêm về điều này nếu phải cấp phép hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn”, ĐB Vẻ nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu về cơ chế cung cấp thổng tin, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn giữa cơ quan dự báo khí tượng thủy văn với cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo hướng ưu tiên; đề nghị hạn chế cung cấp tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các đối tượng mà xét thấy có thể gây nguy hại cho quốc phòng và an ninh quốc gia./
Hồng Chi