当前位置:首页 > Thể thao

【bongdatruc tuyen】Tiếp tục ưu tiên cân đối ngân sách địa phương cho tín dụng chính sách

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế,ếptụcưutiêncânđốingânsáchđịaphươngchotíndụngchínhsábongdatruc tuyen mục tiêu “không để ai b ị bỏ lại phía sau” đã được tỉnh Bình Dương triển khai hiệu quả thông qua hệ thống Ngân hàng Chí nh sách xã hội (NHCSXH) tỉnh. Thực tế cho thấy, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sá ch xã hội (gọi tắt là Chỉ thị số 40- CT/TW), Bình Dương đã huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu q uả mục tiêu giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn tín dụng tăng cao

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/ TW, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã quan tâm dành nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến ngày 30-6-2024, tổng nguồn vốn tín dụng đạt trên 4.733 tỷ đồng, tăng gần 3,5 lần so với thời điểm ngày 31- 12-2014. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH trên 1.967,6 tỷ đồng, tăng gần 30 lần so với thời điểm ngày 31-12-2014.

Từ nguồn vốn được tạo lập, các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) được triển khai hiệu quả, trọng tâm là cho vay giải quyết việc làm, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn vay vốn học tập; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, nhà ở xã hội. Tổng dư nợ TDCS trong 10 năm qua đạt trên 4.732,5 tỷ đồng, với 84.008 khách hàng đang dư nợ, tăng 3,5 lần so với năm 2014.

Ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Ảnh: THANH HỒNG

Hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực giúp 27.497 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 227.166 lao động; 9.844 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; xây dựng, sửa chữa 158.324 công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng mới, mua nhà ở xã hội 778 căn nhà; 237 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 124.103 người lao động…

Từ sự giới thiệu của địa phương, anh Lữ Đình Đông, ở ấp 1, xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng được vay vốn 50 triệu đồng của chương trình hỗ trợ tạo việc làm từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bàu Bàng. Anh Đông chia sẻ từ nguồn vốn vay NHCSXH, anh mạnh dạn đầu tư sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Đến nay, sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của anh rất đa dạng, đẹp mắt, đơn đặt hàng tăng đều qua các năm. Nhờ đó, gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định.

Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

10 năm qua, bên cạnh sự nỗ lực của NHCSXH, phương thức ủy thác kết hợp giữa hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, với vai trò giám sát xã hội và làm ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ TDCS, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng kịp thời, hiệu quả. Phương thức ủy thác này cũng giúp huy động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng và toàn xã hội chung tay giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Từ nguồn vốn vay NHCSXH, anh Lữ Đình Đông, xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng đầu tư sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình

Hoạt động nhận ủy thác từ hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tập hợp lực lượng, tăng số lượng hội viên, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng; nâng cao công tác của tổ chức chính trị - xã hội; được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11- 2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội do Tỉnh ủy tổ chức sáng qua (8-8), ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Bình Dương tiếp tục ưu tiên cân đối ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cùng với nguồn vốn Trung ương thực hiện các chương trình TDCS xã hội.

Ông đề nghị các cấp ủy Đảng trong tỉnh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư đến toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TDCS xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tính đến ngày 30-4-2024, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đang quản lý 1.727 tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn tỉnh, với 84.203 thành viên đang vay số tiền trên 4.685,5 tỷ đồng, dư nợ bình quân/ thành viên là 56 triệu đồng…

Có thể nói, với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị - xã hội, TDCS được triển khai hiệu quả từ thành thị đến khu vực nông thôn. Dòng vốn TDCS xã hội đến kịp thời với người nghèo và đối tượng chính sách đã giúp giải quyết được những vấn đề căn cơ trong cuộc sống của nhiều hộ gia đình, mở rộng cơ hội làm kinh tế cho nhiều gia đình, để từ đó có thêm cơ hội thoát nghèo, nâng cao đời sống và thu nhập.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, ông Hoàng Minh Tế, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, đề nghị trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh cần tiếp tục xác định mục tiêu, nhiệm vụ, bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn lực tài chính cho TDCS theo hướng tích hợp các chương trình TDCS xã hội trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030.

Đồng thời, UBND các cấp trong tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình và các đối tượng thụ hưởng các chính sách tín dụng khác làm cơ sở để NHCSXH thực hiện cho vay…

THANH HỒNG

分享到: