【bong da ưap】Chiếc “bánh vẽ” liệu có ngọt ngào?
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 11:16:46 评论数:
BPO - Với lời mời chào xuất khẩu lao động sang Campuchia không tốn chi phí,bbong da ưap dễ dàng được nhận vào các công ty làm việc với mức lương cao, một số trường hợp trên địa bàn tỉnh đã “sập bẫy”. Lương đâu chưa thấy nhưng cái giá của những chuyến đi này là nỗi đau về thể xác, tinh thần và cả mất mát về tài chính khi gia đình phải bỏ số tiền lớn để chuộc về.
Công nhân, người lao động là đối tượng mà kẻ xấu "nhắm" tới để lừa đảo nhằm trục lợi với lời mời chào xuất khẩu lao động việc nhẹ, lương cao (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Tỉnh táo trước những chiếc bẫy giăng sẵn
Vết bầm tím khắp cơ thể là di chứng của những lần anh D.H.Đ ở xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh bị chích điện, đánh đập khi không hoàn thành chỉ tiêu của công ty bên xứ người giao. Sau hơn 1 tháng trở về nhà, ký ức những ngày tháng ở xứ người vẫn chưa thôi ám ảnh anh Đ.
Nghe theo lời rủ rê của một người bạn quen trên Facebook qua Campuchia làm việc văn phòng trên máy tính với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng kèm theo lời hứa nếu không làm được thì 1 tuần sẽ cho về, anh Đ đồng ý và sập bẫy. Anh Đ được ôtô đưa qua biên giới tỉnh Long An sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch. Sau khi qua biên giới Campuchia, anh Đ bị thu hết giấy tờ tùy thân, điện thoại và đưa đến khu ký túc xá, bị quản thúc 24/24 giờ không được đi ra ngoài.
Sau hơn 1 tháng trở về nhà nhưng di chứng của những lần bị đánh đập, chích điện vẫn còn hằn trên da thịt anh D.H.Đ, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh
“Tại đây, em được hướng dẫn cách thức lừa đảo người khác thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo. Công việc hoàn toàn không giống quảng cáo hay những viễn cảnh tươi đẹp mà người bạn đã “vẽ” ra trước đó. Hằng ngày, em phải làm việc 18 giờ trên máy tính, bắt khách nói chuyện, sau đó rủ khách vào chơi app đầu tư, đánh bạc trên mạng. Căn phòng em ở có khoảng vài trăm người, đều làm công việc như nhau, bị áp đặt doanh thu, nếu không đủ sẽ phải đóng tiền phạt, thậm chí bị đánh đập, chích điện, bỏ đói, bị giam lỏng nên không thể nào bỏ trốn. Khi không chịu được nữa, em muốn bỏ việc thì bị nhốt, còng tay, ép phải ký các cam kết rồi yêu cầu liên hệ gia đình mang tiền sang chuộc” - anh Đ kể lại.
Từ khi biết con bị lừa sang Campuchia, chị N.T.V (mẹ của anh Đ) chưa một ngày ngủ ngon giấc, những cuộc điện thoại gọi đến trong đêm trở thành nỗi ám ảnh với gia đình chị. "Con đi suốt 9 tháng nhưng chỉ gọi về được vài cuộc điện thoại vào giữa đêm, lần nào cũng nói công việc ổn định, nhắn bố mẹ an tâm. Biết có chuyện chẳng lành, gặng hỏi mãi cháu mới chịu nói là bị lừa bán qua Campuchia, bố mẹ tìm cách cứu con. Mất ăn, mất ngủ khi nhìn hình ảnh đứa con khắp mình thương tích vì những vết chích điện, đánh đập từ bên kia biên giới gửi về, vợ chồng tôi chỉ biết cuống cuồng xoay xở tiền theo yêu cầu của các đối tượng. Gia đình tôi khó khăn, công việc bữa có bữa không nên để có đủ 200 triệu đồng, tôi đã vay mượn, cầm cố sổ đất, những vật dụng có giá trị trong nhà đều bán hết, chỉ mong cứu được con về" - chị V nghẹn ngào kể trong nước mắt.
Lợi dụng tình trạng người lao động đang cần tìm việc làm, đặc biệt là những người trẻ tuổi muốn trải nghiệm, các đối tượng lừa đảo lập ra các trang tuyển dụng trên mạng xã hội nhằm lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc trái phép. Chỉ cần nhập từ khóa “việc làm Campuchia” trên Facebook sẽ có rất nhiều hội, nhóm hiện ra với những lời mời chào như: thu nhập ổn định hơn 20 triệu đồng/tháng, không tốn chi phí, không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần biết sử dụng máy tính, công việc nhẹ nhàng, visa chính ngạch... cùng nhiều cam kết hấp dẫn khác. Với những lời hứa về mức lương “khủng”, có thể lên đến vài ngàn USD mỗi tháng kèm theo chế độ đãi ngộ hấp dẫn đã khiến những người trẻ nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.
Nghe theo lời rủ rê của bạn bè sang Campuchia làm việc, em V.Q.H ở xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh đã đi thử cho biết và cái giá phải trả cho sự bồng bột này là 45 triệu đồng
Em có một người bạn đã sang Campuchia làm việc. Bạn này rủ em qua làm chung và chụp hình nơi làm việc trên máy tính, công việc nhẹ nhàng mà lương cao. Mẹ ngăn cản nhưng em vẫn muốn đi thử cho biết. Qua đó, em biết người bạn này ở trong đường dây lôi kéo người Việt qua Campuchia làm việc, mỗi lần lừa được “con mồi” đều được thưởng khoản hoa hồng môi giới. Sau 10 ngày kinh hoàng trên đất khách, em cầu cứu gia đình mang tiền sang chuộc, cái giá phải trả cho sự bồng bột là 45 triệu đồng. |
Nạn nhân V.Q.H, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh |
Đi dễ, khó về…
Với vô vàn mánh khóe, các đối tượng lừa đảo đã vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp để dụ “con mồi cắn câu". Anh N.T.A (ở thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh) - một nạn nhân khác cũng vừa được giải cứu trở về, chia sẻ: “Với lời hứa được trả trên 1.000 USD/tháng, sau khi qua đó làm việc em mới ân hận vì đã rơi vào bẫy lừa lao động. Bởi nếu ai làm trái ý quản lý hoặc có thái độ chống đối thì bị đánh và bán qua công ty khác. Ngay khi đến Campuchia, em đã liên lạc với gia đình cầu cứu. Cái giá của lần trải nghiệm “việc nhẹ” này là 45 triệu đồng tiền chuộc”.
“Em đã sang Campuchia rồi và đã biết nên mọi người đừng nghe những lời ngon ngọt sang làm được nhiều tiền, toàn là lừa đảo thôi. Ai muốn tìm việc làm thì phải qua công ty uy tín và tìm hiểu kỹ công việc có phù hợp hay không. Tuyệt đối không nghe lời dụ dỗ của các đối tượng môi giới làm việc nhẹ, lương cao trên mạng xã hội mà qua đó, vì đi dễ nhưng về thì rất khó” - anh N.T.A nhắn nhủ.
Người lao động muốn đi xuất khẩu lao động phải trải qua quy trình chặt chẽ như: học tiếng, định hướng về văn hóa, khám sức khỏe, đủ điều kiện về năng lực thì mới được đưa đi, chứ không thể nói là đi liền. Vì vậy, người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin và lựa chọn đơn vị tư vấn, môi giới xuất khẩu lao động uy tín, được cấp phép đưa người lao động đi xuất khẩu hoặc do các cơ quan nhà nước giới thiệu và phải có giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Ông TRẦN ĐẠI KỲ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh |
Tình trạng các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ người dân sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao, rồi sau đó sử dụng chiêu trò yêu cầu người nhà bỏ số tiền rất lớn để chuộc không phải là hình thức lừa đảo mới. Vì vậy, tỉnh táo chính là cách để người dân không bị rơi vào bẫy mà các đối tượng lừa đảo đã giăng sẵn trên mạng xã hội.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Công an tỉnh tiếp nhận 15 trường hợp độ tuổi từ 16-25 bị lừa qua Campuchia làm việc tại các casino hoặc công ty game. Tại đây, chúng yêu cầu nạn nhân ký hợp đồng làm việc từ 3-6 tháng, mỗi ngày làm việc từ 13-16 tiếng đồng hồ. Khi các nạn nhân không chịu làm việc hoặc không chịu bị bóc lột và có nhu cầu về nước thì chúng lấy lý do vi phạm hợp đồng để buộc nạn nhân liên lạc về gia đình yêu cầu gửi tiền sang chuộc. Số tiền chuộc từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Nếu nạn nhân không đáp ứng thì có thể sẽ bị bán sang công ty khác để tiếp tục bóc lột sức lao động. Trước những vụ việc đã xảy ra, người dân cần tỉnh táo trước thông tin tuyển dụng lao động việc nhẹ, lương cao đăng trên mạng xã hội, vì đây đều là các tài khoản ảo nhằm mục đích lừa đảo. Công an tỉnh đang đẩy mạnh phối hợp với lực lượng biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát, không để người dân xuất cảnh qua biên giới trái phép. |
Thượng tá LÊ QUỐC TOÀN, Phó trưởng Phòng PC02, Công an tỉnh |
Những vết thương trên cơ thể của các nạn nhân sẽ lành theo thời gian nhưng tổn thương về tinh thần thì có thể sẽ rất lâu mới lành. Và không phải ai cũng may mắn sống sót để trở về sau viễn cảnh “việc nhẹ, lương cao” nơi xứ người. Cạm bẫy việc nhẹ, lương cao và hậu quả là “đi dễ, khó về” chính là lời cảnh tỉnh cho những ai ôm giấc mộng đổi đời không có thật. Chiếc “bánh vẽ” luôn rất ngọt ngào nhưng khi muốn nếm thử thì sẽ phải trả giá rất đắt!