Chưa đầy 30 tuổi nhưng chị Phan Thị Hồng,ĐứcHạnhtrướcaacuteplựctăngdacircnsốkqbd u19 c1 Việt kiều Campuchia hồi hương sinh sống ở thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh đã có 3 con. Theo chị Hồng, sinh nhiều con là tập quán của phần đông bà con Việt kiều Campuchia trước và sau khi về nước. Không có giấy tờ tùy thân, công việc bấp bênh, cả 3 người con của chị đều chưa đến trường mặc dù đã quá tuổi đi học. Chị Hồng cho hay: Khi ở Campuchia không kế hoạch nên sinh nhiều, không riêng mình mà ai trong độ tuổi sinh đẻ cũng vậy thôi. Về đây được tuyên truyền, biết được khó khăn của việc sinh đẻ nhiều nên kế hoạch, không sinh nữa. Sinh nhiều khổ quá, không có việc làm, không có tiền lo cho các con, bây giờ không học hành thì khổ lắm!
Còn ông Lê Văn Đắng ở thôn Bình Đức 1 cho biết: Trước đây, ở ghe xuồng thì sinh đẻ nhiều, về sinh sống ở đây đẻ nhiều không nuôi nổi. Tôi chỉ mong sớm có giấy tờ tùy thân để các con được học hành, sau này kiếm được việc làm cho bớt khổ.
Chị Phan Thị Hồng, Việt kiều Campuchia sinh sống ở thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập dù chưa đầy 30 tuổi nhưng đã có 3 người con - Ảnh: Trung Quang
Trên địa bàn xã Đức Hạnh hiện có 81 hộ Việt kiều Campuchia với 450 nhân khẩu di dân tự do về sinh sống trên khu vực lòng hồ thủy điện Thác Mơ thuộc thôn Bình Đức 1 và Bình Đức 2. Các hộ Việt kiều ở đây gần như không có quốc tịch, hộ khẩu thường trú, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Điều này gây không ít khó khăn cho địa phương trong việc quản lý con người, triển khai chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Trưởng thôn Bình Đức 1 chia sẻ: “Những người về đây định cư đời sống tương đối ổn định. Đợt gần đây nhất, nhiều hộ rủ nhau về. Trước đây, ban thôn cũng đến tuyên truyền, vận động nhưng cha mẹ rồi đến con cháu dắt nhau về ở, thôn không biết xử lý thế nào. Học hành thì nhà trường cũng tạo điều kiện tốt nhất, thầy cô tới tận nơi vận động học sinh ra lớp nhưng chỉ được vài hôm, nhiều gia đình không đủ điều kiện để con đến trường nên cứ nghỉ dần…”.
“Bà con Việt kiều Campuchia cần được hỗ trợ về hộ tịch. Hiện nay, làm hộ tịch liên quan tới nhiều giấy tờ, rất mong các bộ, ngành Trung ương sớm có giải pháp, cơ chế để làm cho bà con. Có được như vậy người dân mới có nơi ở ổn định, có việc làm, nâng cao thu nhập. Gia đình có ấm no thì con cái mới phát triển được. Đồng thời tạo điều kiện để địa phương giải quyết vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế”. Ông NGUYỄN TUẤN ANH, Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập |
Thời gian qua, cùng với việc huy động nguồn lực hỗ trợ bà con Việt kiều ổn định cuộc sống, xã Đức Hạnh đã triển khai đề án hỗ trợ con em Việt kiều di cư tự do, hồi hương đến trường với mức 100 ngàn đồng/tháng/em. Tuy nhiên, theo thống kê, 50% trong tổng số 150 con em trên địa bàn phải nghỉ, bỏ học giữa chừng do đời sống gia đình khó khăn, sinh kế không ổn định.
Chất lượng cuộc sống giảm sút, con cái chưa được thụ hưởng, tiếp cận đầy đủ với quyền được học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe, đây là điều mà các bậc làm cha mẹ có thể nhận thấy khi sinh nhiều con, không tuân thủ chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Bên cạnh sự vào cuộc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con Việt kiều, đặc biệt là đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, các cấp, ngành cần có chính sách dài hơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ em Việt kiều hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Đồng thời, giảm bớt áp lực cho địa phương trong quá trình thực hiện chính sách an sinh, phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài.