当前位置:首页 > World Cup > 【keo nha cia】‘Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều’

【keo nha cia】‘Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều’

2025-01-11 02:51:30 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Tết đến,ếtđếnmẹtôivấtvảnhiềkeo nha cia vừa giận vừa thương mẹ tôi vì cái gì mẹ cũng cầu kỳ. Đỗ làm nhân bánh chưng thì phải mua loại đỗ xanh nguyên vỏ, tự đi kháp đỗ, ngâm nước, đãi vỏ, chứ không chịu mua đỗ trần, đóng gói sẵn.

Gạo nếp phải là nếp ta ngày xưa, ngâm đủ 24 tiếng, cứ mỗi mấy tiếng lại thay nước một lần; chẻ từng cái lạt giang; rửa từng cái lá rong, lại nhất định phải buộc lá rong vào cột nhà cho ráo nước (không được để khô quá). Rồi phải giã hạt tiêu (tiêu giã mới thơm)…

Đặc biệt là cái thói quen tích (trữ) củi. Ngày xưa, chuẩn bị nấu bánh chưng phải tích củi cả năm - đi làm đồng thấy có gộc cây to to là vác về cất ở đầu trái. Đẵn cây xoan trong vườn thấy có đoạn nào khúc khuỷu (cong vênh) không bán được cho thợ mộc - cũng nghĩ ngay đến nồi bánh chưng.

Ngày xưa chất đốt khan hiếm một cách lạ kỳ, vì thế nhà nào cũng phải cắt cử một vài nhân sự là đám trẻ con đi chặt củi, quét lá… thì mới có cái mà đun, đâm ra để dư ra một hai đon củi, với dăm ba cái gộc để nấu bánh chưng chẳng khác gì tạo dựng một quỹ tiết kiệm giữa lúc khốn khó.

Giờ mẹ tôi vẫn giữa nguyên cái thói quen tích củi ở ngoài hè, để cho mối mọt cả ra nhà, chỉ vì nồi bánh chưng.

Mà thú thật, nhìn miếng bánh chưng của mẹ tôi xắt ra, lại vừa giận vừa thương một lần nữa. Thương vì bà rất tâm huyết cho cái bánh “đúng khẩu vị quê ta”, mà giận vì nói kiểu gì bà cũng kiên trì với công thức của một thời đói khổ với 7 phần gạo, 2 phần đỗ và có lẽ chỉ còn 1 phần (1/10) là thịt lợn…

Quen ăn bánh chưng ở thành phố, rất nhiều đỗ, rất nhiều nhân, thích kiểu gì có kiểu đó. Giờ gặm cái bánh xắt góc nhọn hoắt (mẹ tôi luôn xắt góc 1/8 cái bánh, tạo ra 8 miếng bánh hình tam giác cho đều nhân, đều thịt, chứ không cho xắt bánh kiểu bàn cờ), “chuẩn bánh mẹ nấu” nhưng mà nuốt thì cũng hơi khó.

tet nay me toi vat va nhieu 1.png

Nhưng phải thừa nhận đó là những cái bánh ngon nhất trần đời. Những cái bánh chưng phá tan công thức “7-2-1” (7 đỗ - 2 gạo - 1 thịt) của mẹ tôi. Nhưng không vì thế mà năm sau mẹ tôi chịu thay đổi.  

Ở quê tôi, bánh chưng còn là quà cáp cho thông gia (khổ, sang chúc Tết bố vợ đã xa xôi rồi lại phải chất thêm mấy cái bánh chưng vào cốp xe), rồi ra Tết lại phải đi mượn nồi luộc lại bánh một lần nữa để cho mỗi đứa mấy cái đem xuôi. Không thích cũng phải cầm đi. Cái tư duy dùng bánh chưng làm quà sau tết đã ăn sâu vào đầu óc mẹ tôi rồi, không thể cản được.

Giận mẹ nhiêu khê, nhưng tiếc công mẹ nấu, nên tôi không nỡ vứt mấy cái bánh chưng đó, nhưng thú thực là, có năm qua rằm tháng Giêng rồi mà tôi vẫn cứ mở ra mở vào tủ lạnh để nghĩ cách chế biến mấy cái bánh chưng còn lại.

Dù sao cũng xong phần bánh chưng - con át chủ bài của Tết. Dù thịt thà rất sẵn, nhưng mẹ tôi nhất định phải đăng ký “ăn đụng” lợn với nhà ai đó.

Ăn đụng tức là ăn chung nhau. Một con lợn chia ra thường là 4 nhà. “Ăn chân sau cho nhau chân trước” có lẽ là kinh nghiệm ăn đụng, nhưng mà các cụ ở quê cũng đều khôn cả, nên sự công bằng là tuyệt đối. Mọi bộ phận của con lợn đều được chia làm 4, đương nhiên, có hai cái mắt thì không thể bổ đôi mỗi cái, nhưng họ đã có những quy ước hoán đổi tương đương, đảm bảo không ai bị thiệt tí gì, mà cũng không ai phải mang tiếng là nhận phần hơn.

Chúng ta hàng ngày mua thịt thường thích phần gì ăn phần đấy, trong khi ăn đụng thì ối giời ơi, một con lợn trên tạ đến tạ rưỡi, tiếng là ăn bỗng rượu nhưng bỗng rượu có cám con cò không thì không ai dám chắc (chủ nuôi cũng khôn lắm), mang 30 - 40 cân thịt về. Phần ngon lành thì chẳng bao nhiêu, các loại mỡ, má, thủ, bạc nhạc… đủ cả.

Sau bữa lòng lợn hỉ hả đầu tiên, chạy xuống bếp để rán cho ngần ấy tảng mỡ, băm, chặt, lọc ra ngần ấy cái xương, thái ra ngần ấy thứ bầy nhầy…, rồi lại cho vào cối giã giò, gói giò, luộc giò nữa, thì phải nói là kinh hồn. Giò lụa chưa xong lại cắt nấm hương, mộc nhĩ mướt mải mồ hôi làm giò xào…

Phần thịt còn lại thì cất tủ lạnh. Tủ lạnh hết chỗ phải chuyển sang tủ đông. Mỗi lần thò tay vào cái tủ đông lạnh buốt, bám đầy tuyết, với hàng chục cái túi bóng to nhỏ, buộc chằng níu vào nhau, chọn một miếng thịt ưng ý làm bữa đâu phải dễ.

Bụng nghĩ đến miếng thịt ba chỉ để luộc chấm mắm tép, nhưng hì hụi rã đông xong, nó lại là miếng má lợn toàn mỡ, thế có điên không. Rồi miếng tai lợn kia, bà chị dâu làm dối, cho vào luộc, mùi ráy tai bốc lên hôi kinh lên được.

Thịt thà chưa đủ, bữa nào cũng phải có bát canh bóng bì lợn, có bát miến xào lòng gà, có bát canh măng nấu chân giò, có bát thịt nấu đông úp ngược, mồng hai mồng ba lại làm nem rán, bún thang... Bánh chưng đầy ra đó nhưng vẫn phải có thêm xôi gấc (gấc tích trữ trong ngăn đá để được hàng năm), xôi vò, chè lam.

Gà thì phải nhốt vào bu, ăn con nào thịt con đó để khi luộc lên, đầu gà phải ngóc đầu như đầu con công mới là “chuẩn gà tết”, chứ gà thịt sẵn, cất tủ lạnh thì không làm được.

Mẹ tôi chết chìm trong cái thực đơn bắt buộc phải có đó, và đương nhiên mẹ cũng được độc quyền làm, bởi chả ai dại gì mà nhảy vào làm giúp để chứng minh là mình không biết làm hoặc làm không đúng công thức. Lũ trẻ cũng rất nhanh chán.

Những món đồ “chuẩn cỗ bà nấu”, chúng chỉ ăn qua quýt. Đến khi mẹ chúng bưng đĩa đậu rán giản đơn lên, chúng nhâu nhâu đũa vào gắp, một loáng cái hết veo. Nhưng với bà thì tết ai lại ăn đậu. Ăn đậu thì đâu phải là ăn tết nữa.

Rồi Tết sẽ hết

Lũ con lũ cháu tạm biệt bà xuống thành phố đi học, đi làm. Bữa cơm thường nhật ở thành phố, cộng với KFC, McDonald, cùng đủ thứ trên Shopee food… sẽ khiến chúng nhanh chóng quên đi những món tết của bà.

Bản thân tôi cũng không mấy hào hứng với những món Tết đó. Thỉnh thoảng nghĩ lại những mâm cỗ Tết ê hề cũng phát sợ. Rồi ngày Tết mưa phùn, nấu nướng lì lụt, mệt bở hơi tai.

tet nay me toi vat va nhieu 2.png

Thế rồi bất ngờ năm đó mẹ tôi ốm, phải nằm viện. Giáp Tết mới xin được về quê. Mọi người bắt mẹ nằm nghỉ ngơi trên giường, không cho lao vào bếp như mọi năm.

Cái Tết gọn nhẹ do tôi làm tổng quản. Tay dao tay thớt, lên menu trước 8 tiếng mỗi bữa trên group facebook gia đình cho mọi người comment chọn. Các món ăn đều chuẩn vị truyền thống. Vẫn nấu bánh chưng đàng hoàng. Đương nhiên không ăn đụng lợn, không giã giò nữa mà mua thịt tươi, hút chân không; các loại đặc sản ba miền thì mỗi anh em mang về một thứ...

Lũ trẻ ăn ngon miệng, ăn hết, không bữa nào phải đau đầu nghĩ cách xào nấu tái chế lại cho bữa sau.

Nhưng tôi vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Cái tết khi gọn gàng quá thì nó bỗng trở nên nhợt nhạt, không còn cảnh túi bụi, tất tưởi như mọi năm.

Tôi bỗng thấy nhớ tất cả: cái không khí xì xụp nấu nướng, cái dáng tất tưởi của mẹ tôi chạy lên nhà xuống sân, cái bếp rộn ràng người ra, người vào và luôn có một nồi hầm xì xì phun khói, luôn có một món gì đó đang được vần trên bếp…

Vâng, đó là cái Tết của mẹ tôi. Chỉ có một chút ít kinh nghiệm lấy ra từ truyền thống, còn lại chủ yếu là những kỹ năng xoay xở chế biến thực phẩm của một thời bao cấp, có cả sự đói nghèo lẫn mơ ước về sự thừa mứa, ê hề. Tất cả đã thấm vào trong hương vị Tết của mẹ tôi, tạo ra những công thức đặc thù cho các món.

Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên trong những cái Tết đó. Rồi cuộc sống khấm khá lên, văn minh lên, chúng tôi thích ứng với những cái mới và có thể tạm quên đi những thói quen cũ. Nhưng rất nhiều người mẹ của chúng tôi vẫn bảo lưu nó, trong vô thức, và mỗi khi Tết đến thì những thói quen đó lại trỗi dậy, lại hăm hở vào bếp.

Hóa ra cái không khí tết mà thế hệ 6x, 7x chúng tôi đang cảm nhận bằng tất cả các giác quan và tâm hồn mình mỗi khi về quê - cái không khí ấy đến từ sự tất tưởi đến luộm thuộm của mẹ, đến từ những món ăn ăn dễ ngấy như cái bánh chưng ít thịt, ít đỗ, miếng thịt lợn ăn đụng nhiều mỡ; đến từ mùi khói hăng nồng của gộc củi còn ướt cứ sủi bọt xì xì dưới gầm nồi bánh chưng; đến từ tiếng giã giò kì cạch, tiếng con gà nhốt trong bu ngoài hiên chờ đến lúc cắt tiết, vặt lông…

Có thể khi chúng tôi trở thành ông, thành bà, chúng tôi sẽ không còn “thực hành” những cái Tết kềnh càng như thế này cho con cháu nữa. Bởi chúng tôi đã là người hiện đại.

Và như thế, thưa mẹ, dù rất thương mẹ vất vả, nhưng cho phép con được ngồi khểnh chiều ba mươi, ngắm nhìn mẹ cuống quýt, tít mù sửa soạn tết. Đó là cách “thực hành tết” đặc trưng của mẹ rồi. Đó là di sản của một thời. Một thời chúng con đã sinh ra và lớn lên….

“Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/ Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều”, nhưng gần cuối bài thơ, Nguyễn Bính cũng nói lên những niềm vui bé nhỏ của mẹ trong ngày Tết: “Người rủ cô tôi đánh tam cúc/ Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen”. Ờ nhỉ, đã lâu lắm rồi, chúng ta không còn chơi tam cúc nữa. Trẻ con bây giờ cũng chả thấy đứa nào biết chơi. Nhưng mẹ ta thì chắc chắn biết. Ngày Xuân, hãy bày ra một ván tam cúc và rủ mẹ cùng chơi nào!

Đỗ Doãn Phương

Minh họa: Phạm Bình Chương

Được về quê ăn Tết với bố mẹ là vui sướng nhất

Được về quê ăn Tết với bố mẹ là vui sướng nhất

Dẫu kinh tế có nghèo, có thiếu thốn thế nào đi chăng nữa, tiệc cỗ giản đơn ít món, nhưng mỗi khi xuân về được về quê ăn Tết cùng bố mẹ là vui nhất, thích nhất.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读