【kết quả kasimpasa】Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả hoành hành
Khó chồng khó
Kể về việc DN từng lao đao khi bị hàng giả, hàng nhái hoành hành, bà Lý Thị Kim Dung, Tổng giám đốc HT Pharma (đơn vị nhập khẩu sản phẩm thực phẩm chức năng Vidatox Plus từ Cu Ba) cho biết, có thời điểm DN không nhập được hàng về bởi tại nước sở tại sản phẩm đang khan hiếm, DN không có sản phẩm để bán, song hệ thống kinh doanh vẫn phải duy trì, việc trả lương cho nhân viên gặp rất nhiều khó khăn nên tôi đã phải vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng để “cầm cự” qua ngày. “DN nhập khẩu Vidatox Plus độc quyền tại Việt Nam như chúng tôi không có hàng để bán song ngoài thị trường, sản phẩm vẫn tràn lan. DN làm ăn chân chính thì lo đủ thứ, gắng gượng để tồn tại, nhưng hàng giả thì không phải lo gì vẫn sống khỏe. Khổ nhất là bệnh nhân, mất tiền lại phải dùng hàng giả”, bà Dung nói.
Theo bà Dung, để tạo lòng tin cho người tiêu dùng về sản phẩm, đối tượng còn làm giả ngay cả các tem nhãn chống hàng giả của Bộ Công an. Theo đó, các loại tem chống hàng giả được làm giả một cách tinh vi, nhìn bằng mắt thường không thể phát hiện được. Chính vì thế, một thời gian dài, các sản phẩm làm giả sản phẩm của DN vẫn không bị phát hiện. “Chưa kể, một số đối tượng còn trực tiếp liên hệ với DN tôi để chào bán một số lượng lớn sản phẩm không rõ nguồn gốc mà DN tôi đang nhập khẩu độc quyền, chứng tỏ độ liều lĩnh của các đối tượng này rất lớn”, bà Dung nói.
Cũng theo Tổng giám đốc HT Pharma, không chỉ các đối tượng trong nước kinh doanh hàng giả mà ngay cả hàng “xách tay” về Việt Nam cũng có thể nằm trong tỉ lệ hàng giả lưu hành tại nước sản xuất. Bởi theo đại diện của nhà sản xuất Vidatox là Tập đoàn Labiofam Cuba, vào thời điểm năm 2017, ngay tại quốc gia duy nhất sản xuất sản phẩm này thì trong một vụ phá án hàng giả, cơ quan chức năng sở tại đã thu giữ được một số lượng lớn vỏ hộp, tem nhãn mang thương hiệu Vidatox các loại không xác minh được nguồn gốc, tại nhà một Việt kiều.
Ông Nguyễn Trường Thành, Phó Tổng giám đốc Công ty Dược mỹ phẩm CVI chia sẻ về việc DN của ông đã có nhiều thời điểm “khốn đốn” vì sản phẩm Cumargold của DN bị làm giả. Điều đặc biệt nguy hiểm khi sản phẩm bị làm giả là người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm, hiệu quả không có, quay ra tẩy chay, nghi ngờ chất lượng hàng chính hãng của DN. Nhiều thời điểm, doanh số bán hàng của công ty sụt giảm nghiêm trọng bởi vì người tiêu dùng khi đọc lướt các thông tin về việc nhiều đối tượng làm giả sản phẩm Cumargold lại cứ mặc định rằng sản phẩm Cumargold là giả.
Theo ông Nguyễn Trường Thành, có thời điểm DN phải gửi liên tiếp nhiều đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng về việc một cơ sở khác vi phạm sở hữu trí tuệ khi sử dụng tên sản phẩm giống với tên sản phẩm của DN, song việc này cũng rất gian nan. Đầu tiên, theo ông Thành, DN phải gửi đơn đến cơ quan chức năng để trình báo sự việc và yêu cầu cơ quan chức năng xác nhận việc DN đã có đăng ký về thương hiệu, sản phẩm. Sau khi gửi đơn, DN mất một khoảng thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng mới nhận được trả lời của cơ quan chức năng. Sau khi có thông báo xác nhận của cơ quan chức năng, DN mới gửi thông báo cảnh báo đến DN làm nhái sản phẩm, song đối tượng làm nhái sản phẩm cũng vẫn nhởn nhơ, coi như không có, buộc DN phải làm đơn kiện.
Chưa kể, theo ông Nguyễn Trường Thành, hiện thủ tục kiện cáo rất mất thời gian, mệt mỏi. Chưa kể, trong thời gian kiện cáo thì sản phẩm nhái của đối tượng khác đã tranh thủ tẩu tán hết. Còn nếu muốn phanh phui sự việc tới cùng, DN đã đầu tư rất nhiều công sức, thời gian, tài chính nhằm lần ra các điểm tập kết, đầu mối sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhái. Có sự việc kéo dài ròng rã hàng năm trời mới phát hiện tận ổ sản xuất.
Doanh nghiệp tự cứu mình!
Thực tế hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, thuốc, chiếm tỉ lệ doanh số không nhỏ tại những thị trường lớn như Hà Nội, TP. HCM. Theo các chuyên gia kinh tế, y tế, khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, các sản phẩm giả, nhái thuộc lĩnh vực này sẽ được tung ra toàn thị trường nhiều hơn nhằm thu lợi. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc chống hàng giả, hàng nhái trong lĩnh nào cũng cần đặc biệt coi trọng song với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người cần được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa, cần huy động nguồn lực toàn xã hội cùng hành động mới mong có kết quả. Bởi hàng giả không những gây tác động tới uy tín, thương hiệu của những DN mà còn tác động tới sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái làm giảm sự cạnh tranh lành mạnh, động lực tăng trưởng của nền kinh tế lẫn DN.
Ngoài nguyên nhân lợi nhuận, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để hàng giả, hàng nhái hoành hoành gây hại cho DN, còn do cơ chế chưa hoàn thiện, chồng chéo hoặc có mặt bị bỏ trống nên khi xảy ra vụ việc, DN bị xâm hại phải chạy nhiều cửa hay không biết cầu cứu vào đâu. Chưa kể, lại có chuyện thoáng nghe tưởng như là vô lý nhưng có thật, DN có sản phẩm bị làm giả không muốn công khai thông tin vì sợ người tiêu dùng “tẩy chay ” chính phẩm của mình.
Theo ý kiến của ông Nguyễn Trường Thành, lỗ hổng hiện nay trong việc quản lý thực phẩm chức năng là do cơ quan chức năng không có hàng rào kỹ thuật để nhận diện thương hiệu sản phẩm. Các sản phẩm tên na ná nhau hoặc gần giống nhau, chỉ khác một dấu chấm, phẩy vẫn được cấp phép dù sản phẩm đó đã được đăng ký sản phẩm độc quyền. Do vậy, để nhằm hạn chế vấn nạn hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực này, ông Nguyễn Trường Thành cho rằng, các cơ quan chức năng cần tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát việc nhận diện thương hiệu sản phẩm của DN. Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm, thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng cần tiến hành gắt gao, nghiêm túc và khẩn trương hơn nữa để giúp người tiêu dùng được bảo đảm quyền lợi, dùng những sản phẩm chất lượng.
Về phía HT Pharma, bà Lý Thị Kim Dung nêu quan điểm, nếu vấn nạn hàng giả, hàng nhái không được ngăn chặn sớm, hậu quả sẽ khôn lường. Nạn hàng giả làm vẩn đục môi trường sản xuất, kinh doanh, đầu độc môi sinh xã hội, nản lòng các nhà đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, là sự chuẩn bị hành trang không thể tốt hơn cho các doanh nghiệp của ta bước vào cuộc chơi hội nhập tới đây để không bị “đo ván” trên sân nhà.
Tổng giám đốc HT Pharma cũng cho hay, trước khi chờ các cơ quan chức năng vào cuộc, DN đã nghiên cứu những chiêu thức mà các đối tượng làm giả hay tiến hành là giả nhãn hiệu, bao bì đóng gói. Theo đó, sau khi tìm hiểu, DN đã tìm ra biện pháp giúp người tiêu dùng dễ nhận diện hàng chính bằng cách làm tem chống hàng giả cho từng sản phẩm; áp dụng ứng dụng truy xuất nguồn gốc; xây dựng tổng đài riêng cho người tiêu dùng với các mã khóa... “Các đối tượng làm hàng giả rất nhiều chiêu trò nên cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... chưa thể tới hồi kết. Chống hàng giả vừa là việc cấp bách, vừa mang tính chiến lược, là một trong những điều kiện đảm bảo tồn tại, phát triển lành mạnh, bền vững. Càng khó thì càng phải tập trung giải quyết, lựa chọn cách làm nào cho có hiệu quả ngay chính là tự cứu mình trước khi đợi cơ quan chức năng cứu”, bà Dung nói.
Ông Nguyễn Trường Thành, Phó Tổng giám đốc Dược mỹ phẩm CVI: DN làm ăn chân chính mất rất nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu khoa học cho ra thị trường sản phẩm chất lượng, sau đó khi đưa ra thị trường còn phải hàng loạt các công tác liên quan như marketing, định vị thương hiệu… Chưa kể, sản phẩm còn phải tiếp tục được đầu tư, nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng, song các đối tượng làm giả, làm nhái, chỉ ngồi chơi, đợi thành quả của DN ra rồi “hớt tay trên” với chi phí thấp nhất song lợi nhuận lại cao. Hàng giả, hàng nhái không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm của DN mà nguy hại hơn nó làm thui chột động lực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các DN muốn đầu tư thật nhiều chất xám cho sản phẩm. |
* Bài 4: Lỗ hổng nào khiến “con voi chui lọt lỗ kim”?