Tổng Bí thư,ĐưaquanhệđốitácchiếnlượcViệbologna – udinese Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Pháp Édouard Philippe trong chuyến thăm Pháp vào tháng 3/2018 Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe diễn ra vào dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2018) và 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp (2013 - 2018). Năm 2018 đánh dấu sự phát triển chưa từng có trong quan hệ giữa hai nước với các chuyến thăm cấp cao, đặc biệt sau chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Chuyến thăm của Thủ tướng Pháp lần này sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ chiến lược giữa hai nước; phát triển quan hệ đối tác kinh tế và thương mại; quan hệ giữa nhân dân hai nước.
Sau lễ đón chính thức dự kiến diễn ra vào chiều ngày 2/11, Thủ tướng Édouard Philippe sẽ hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Sau hội đàm, Thủ tướng Pháp cùng Thủ tướng Việt Nam sẽ đồng chủ trì lễ ký kết các hợp đồng thương mại.
Tiếp đó, ngày 3/11, Thủ tướng Philippe sẽ khánh thành cơ sở mới của Trường Pháp quốc tế Alexandre Yersin tại Hà Nội, có cuộc nói chuyện với thanh niên Pháp cũng như Việt Nam nói tiếng Pháp về những thách thức khí hậu, kinh tế và xã hội trong tương lai. Ông dự kiến đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Điện Biên Phủ, thăm Đồi A1 vào ngày 3/11. Chiều cùng ngày, Thủ tướng sẽ gặp Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Ngày 4/11, ông sẽ gặp Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, dự Diễn đàn Doanh nghiệp French Tech Viet, và khánh thành Cụm hoạt động y tế Pháp.
Tháp tùng Thủ tướng đặc biệt sẽ có bà Agnès Buzyn - Bộ trưởng Bộ Đoàn kết và Y tế, ông Gérald Darmanin - Bộ trưởng Bộ Hiện đại hóa Nhà nước và Ngân sách, cùng các đại biểu dân cử và lãnh đạo doanh nghiệp Pháp.
Việt Nam là đối tác quan trọng của Pháp tại Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, trong khi Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 3,74 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất sang Pháp 2,79 tỷ USD, nhập khẩu từ Pháp 947 triệu USD.
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 977 triệu USD, chiếm 34,76% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này; hàng dệt may đạt 448 triệu USD; giày dép các loại 375 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 164 triệu USD…
Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn.
Về đầu tư, tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Pháp 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,04 triệu USD. Hiện, Pháp đứng thứ ba trong các nước châu Âu (sau Hà Lan và Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 512 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 2,8 tỷ USD. Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD (tính từ năm 1993).
顶: 71488踩: 34464
【bologna – udinese】Đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt
人参与 | 时间:2025-01-10 22:54:18
相关文章
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Huy động mọi nguồn lực xây dựng quê hương
- Huyện Cái Nước đột phá trong quy hoạch phát triển
- Những người đồng hành với báo chí
- Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% thu nhập
- Bình Phước hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
- Khá lên từ nghề làm lưỡi câu kiều
- Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- Ổn định cuộc sống từ trồng rừng
评论专区