发布时间:2025-01-11 03:01:00 来源:Empire777 作者:Thể thao
Bên cạnh đó, tổ liên kết sản xuất vẫn còn rời rạc, áp lực nhiễm mặn do hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng, cống đập ngăn mặn giữ ngọt chưa được hoàn chỉnh nên sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo kế hoạch sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 48.260 ha, ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có đủ nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết, tập trung chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.
Gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. |
Trong đó phấn đấu diện tích thu hoạch khoảng 35.000 ha, đồng thời chuyển đổi từ 20.000 ha lúa - tôm từ phương pháp cấy giống dài ngày, giống lúa một bụi đỏ sang áp dụng kỹ thuật sạ giống ngắn ngày như: Cà Mau 1, Cà Mau 2, Đài Thơm 8, ST5, ST20… tiến đến xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch, chất lượng cao quy mô 1.000 ha. Qua đó xây dựng thương hiệu chứng nhận lúa sạch mời gọi các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Kỹ sư Nguyễn Văn Tranh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, mùa mưa năm nay kết thúc sớm vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 dương lịch và lượng mưa cũng thấp so trung bình nhiều năm, gây ra bất lợi cho trà lúa - tôm vào cuối vụ. Để sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt hiệu quả, những nơi có đủ điều kiện gieo sạ thẳng tập trung vào giữa và cuối tháng 9 dương lịch, để thu hoạch vào giữa tháng 12 dương lịch. Những vùng áp dụng phương pháp cấy, bố trí mạ từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 dương lịch, thời điểm cấy tập trung trong tháng 9 đến đầu tháng 10 để thu hoạch vào cuối tháng 12, đầu tháng 1 năm sau.
Mô hình sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm được các nhà khoa học đánh giá là bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chính vì con tôm mang lại lợi nhuận cao nên nông dân thường thả nuôi nối tiếp không tuân thủ lịch thời vụ, tháo xổ nước rửa mặn không triệt để. Việc làm này đã mang đến hệ luỵ là đất bị nhiễm mặn nhiều năm, gieo cấy lúa bị thiệt hại, tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết kéo dài.
Qua nhiều năm sản xuất nhiều nông dân vùng tôm - lúa rút kinh nghiệm, sau vụ tôm cần phải gieo cấy 1 vụ lúa. Cây lúa sẽ hấp thụ các chất hữu cơ tồn dư từ vụ tôm, có tác dụng làm sạch môi trường. Ngược lại, sau vụ lúa, gốc rạ còn lại sẽ là nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật phù du phát triển, tạo thức ăn cho tôm.
Theo ghi nhận thực tế từ các địa phương, khó khăn trong sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm là chưa khép kín được tiểu vùng như đã quy hoạch. Sản xuất lúa và nuôi tôm nằm xen kẽ, tạo vùng tranh chấp giữa mặn, ngọt. Điều này dẫn đến hệ thống thuỷ lợi cùng lúc không đáp ứng được 2 nhu cầu, người nuôi tôm cần nước mặn, người trồng lúa thì cần nước ngọt. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp của tỉnh phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, không có nguồn nước ngọt cung cấp bổ sung. Những năm có lượng mưa thấp, sản xuất lúa - tôm sẽ không đạt hiệu quả.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển diện tích sản xuất lúa trên đất tôm theo kế hoạch đề ra, giải pháp quan trọng nhất chính là tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi. Bởi, đây chính là “chiếc chìa khoá” để tháo gỡ tất cả những khó khăn và giúp mô hình lúa - tôm phát huy hết các tiềm năng, lợi thế vốn có./.
Kỹ sư Nguyễn Văn Tranh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, khuyến cáo: Sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm khâu cải tạo rửa mặn là rất quan trọng, cần được bà con nông dân rửa mặn ngay từ đầu mùa mưa từ tháng 6-9, nhất là vào thời điểm các đợt mưa nhiều, đảm bảo độ mặn trong ruộng dưới 2%o trước khi gieo cấy 20 ngày. Để cải tạo đất đạt hiệu quả, bà con nông dân nên cày, trục lại đất kết hợp với bón vôi đá CaO hoặc vôi bột CaCO3 và xẻ nhiều rãnh trên mặt ruộng nhằm giúp mặn trong đất khuếch tán nhanh. |
Trung Đỉnh
相关文章
随便看看