【bxh bd argentina】Huyện Cái Nước đột phá trong quy hoạch phát triển

作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 21:53:33 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Từng được xem là thị trấn kém năng động, hạ tầng thiếu và yếu nên diện mạo khang trang hiện nay của thị trấn Cái Nước là điều bất ngờ với chính người trong cuộc. Ông Phạm Việt Hùng, một trong những cư dân gắn bó máu thịt với chợ Cái Nước, bộc bạch: “Hồi về đây, cả chợ này có chừng 40 hộ kinh doanh, điện, đường, nước đều chưa có, vất vả lắm. Bây giờ Cái Nước cũng đâu thua ai”.

Điểm nhấn của Cái Nước chính là tư duy đột phá trong quy hoạch phát triển: Quy hoạch phải dự báo được nhu cầu phát triển, đảm bảo hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và chăm lo tốt đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Náo nức đổi thay

Tốc độ phát triển đô thị của Cái Nước trước tiên phải kể đến lợi thế về vị trí “trung chuyển” của địa phương này. Khi các "huyết mạch" giao thông nối liền, nghiễm nhiên nơi đây trở thành một trong những nơi có lưu lượng phương tiện lớn bậc nhất tỉnh Cà Mau.

Diện mạo thị trấn Cái Nước khang trang nhờ việc sắp xếp dân cư, đầu tư hạ tầng được thực hiện đồng bộ.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cái Nước, phân tích: “Về Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển đều phải qua đây. Giao thông thông suốt đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với diện mạo địa phương”. Cái Nước từ một thị trấn với đặc trưng thuần nông, mua bán nhỏ, có tính chất khép kín từ từ chuyển mình thành đô thị năng động, tốc độ phát triển mau lẹ".

Chợ Cái Nước đã qua nhiều lần quy hoạch, bản quy hoạch đầu tiên vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước. Ông Phước cho biết: “Giai đoạn này chợ trung tâm xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu buôn bán. Hạ tầng giao thông thì rất yếu, có đường nhưng nhỏ, đường rộng nhất cũng chỉ được 3 m, nhiều nơi hư hỏng. Một số tuyến dân cư tập trung sống ven sông làm mất mỹ quan”. Chưa kể đến việc thị trấn Cái Nước cũng chưa có những khu vực, địa điểm phục vụ các hoạt động cộng đồng, vui chơi giải trí. Ông Phước còn chia sẻ: “Chính bà con ở đây lúc đó cũng rất ái ngại, không biết chừng nào Cái Nước mới được như nơi này, nơi khác”.

Sự nỗ lực, quyết tâm, đặc biệt là việc nắm bắt cơ hội phát triển đã mang lại cho Cái Nước những thành quả xứng đáng. Sự thay đổi nơi đây là đáng ngạc nhiên. Đơn cử như vấn đề bãi rác Cái Nước, ông Đặng Văn My, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước, thông tin: “Đã giải quyết khoảng 90% tình trạng ô nhiễm, bừa bộn”.

Sở dĩ bãi rác được nhắc đến vì đây là một trong những vấn đề “nóng” mà nhiều năm qua dư luận hết sức bức xúc. Người ta nói nôm na rằng: “Chừng nào bãi rác thay đổi thì Cái Nước mới thực sự đẹp lên”. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ, Cái Nước hôm nay đã khang trang, khoác lên màu áo mới.

Với quy hoạch 326 ha, hạ tầng giao thông của thị trấn được tập trung đầu tư mạnh mẽ. Ông My cho biết, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, tổng kinh phí dồn sức cho hạ tầng đã ngót nghét 90 tỷ đồng và dự án còn tiếp tục triển khai.

Ông Phước làm một so sánh nhỏ: “Bây giờ thị trấn có trung tâm thương mại, các khu vực vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng, đường sá thông thoáng, dân cư được sắp xếp bài bản, so với trước là khác một trời một vực”. Cái Nước còn tiếp tục đầu tư hệ thống chiếu sáng, các tuyến phố cây xanh và có hệ thống camera an ninh được bố trí ở các trục trọng yếu. Năm 2016, Cái Nước được chính thức công nhận đô thị loại V và mục tiêu là đô thị loại IV trong năm 2020.

Định hướng phát triển

Khi quy hoạch phát triển, Cái Nước rất chú trọng việc tham khảo, lắng nghe ý kiến của người dân. Ông My cho rằng: “Hơn ai hết, bà con sinh sống ở đây thấu hiểu và cũng là chủ thể đóng góp vào sự kiến thiết, xây dựng thị trấn”. Bởi vậy, chính sách triển khai đến đâu, bà con đồng thuận đến đó, cả những tuyến dân cư ven sông lâu năm cũng được bố trí lại một cách nhanh chóng.

Theo ông My, Cái Nước hiện tại đang thu hút một lượng lớn dân cư, quy mô kinh doanh, sản xuất không ngừng mở rộng. Bước đột phá phải tính từ mốc 2015 trở lại đây. Còn những người kinh doanh như ông Phạm Việt Hùng thì mong muốn: “Đã tốt rồi phải tốt hơn nữa để dân làm ăn thông thoáng, dễ dàng hơn”.

Ghé thăm Hợp tác xã Nông sản thực phẩm an toàn huyện Cái Nước, mô hình kinh doanh mới, chị Trần Thị Mai Hương, thành viên hợp tác xã, cho biết: “Đây là mô hình kinh doanh mới, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do mới hoạt động nên còn một số khó khăn, nhưng nhu cầu và khả năng phát triển là có”.

Ông My giới thiệu: “Đây là những mô hình thị trấn khuyến khích phát triển. Chúng tôi xây dựng những tuyến, những khu vực kinh doanh một cách trật tự, văn minh, khuyến khích tập trung các mặt hàng cùng chủng loại để việc mua bán thuận lợi hơn”. Sự đồng thuận của người dân, sự tin tưởng vào sự thay đổi và phát triển đã tạo nên động lực lớn để Cái Nước chuyển mình.

Cả ông Phước và ông My đều cho rằng, cái khó của Cái Nước vẫn là về nguồn lực đầu tư. Do điều kiện chia cắt, nằm trên những ngã sông nên Cái Nước cần kinh phí lớn để kết nối, sắp xếp dân cư khoa học, liên kết phục vụ việc thông thương. Ở khía cạnh khác, các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh khi áp dụng vào thực tế Cái Nước còn chưa phù hợp. Về lâu dài, Cái Nước cũng cần những định hướng quy hoạch “đón đầu và có tính dự báo” về xu thế phát triển để tránh bị động, quy hoạch chạy sau thực tế phát triển. Đề xuất của Cái Nước là đồng bộ hoá hạ tầng kinh tế, hình thành một đô thị xanh - sạch - đẹp và văn minh để thực sự trở thành "trái tim" của toàn huyện./.

Quốc Rin

最近更新