Mấy ngày qua trước thông tin UBND TP Hà Nội yêu cầu tổ chức khảo sát,àNộiDânchưamuốnchuyểnkhỏichungcưcũlịch thi đấu bóng đá hạng nhất việt nam lập phương án và xây dựng kế hoạch hỗ trợ, di chuyển các hộ gia đình, tổng hợp nhu cầu tạm cư tại 2 tòa nhà G6A, tập thể Thành Công và nhà A Ngọc Khánh được đánh giá là 2 tòa nhà nguy hiểm nhất thủ đô cũng đang nhận được những ý kiến trái chiều từ phía người dân.
Sau 10 năm kể từ khi HĐND TP Hà Nội ban hành nghị quyết về cải tạo chung cư cũ nhưng đến nay thành phố mới cải tạo được 14 chung cư cũ (chưa đạt 1%). Trong khi chất lượng chung cư cũ ngày càng xuống cấp đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Những năm gần đây, cùng sự phát triển của các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn Thủ đô, nhu cầu cải thiện điều kiện ở của người sử dụng tăng nhanh. Hầu hết các hộ dân tại khu tập thể, khu chung cư cũ tự cải tạo cơi nới lấn chiếm diện tích làm ảnh hưởng kết cấu của ngôi nhà giảm tuổi thọ công trình và gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Vấn đề đặt ra với Hà Nội là giải quyết việc cải tạo xây dựng lại các khu nhà ở chung cư cũ trong điều kiện ngân sách hạn hẹp và hầu hết nằm ở khu vực nội thành, bị hạn chế phát triển dân cư theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 19/2, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết căn cứ đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội về việc xử lý kết quả kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng các nhà chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương lập phương án hỗ trợ, di dời các hộ dân đang sinh sống tại 2 nhà chung cư cũ nguy hiểm mức độ D (mức độ nguy hiểm cao nhất theo thang tiêu chuẩn an toàn kết cấu công trình) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân là nhà A Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh (đơn nguyên 1) và nhà G6A Thành Công, phường Thành Công (đơn nguyên 1, 2). Mặc dù trong tình trạng nguy hiểm nhưng ông Nghiêm Xuân Tuy, Đảng ủy viên, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư sở tại thì cho rằng hầu như những người dân sinh sống tại đây đều không muốn chuyển đi bởi, người dân sợ và không có niềm tin bởi hầu như người dân muốn có được một sự cam kết từ chủ đầu tư cũng như phường sở tại thời gian thực hiện tái định cư, hay những lo ngại về chất lượng nhà tạm cư có được đồng bộ hay không khi mà họ đã quá quen với việc con cái học hành, chợ búa ngay gần nhà. Cũng cùng tâm trạng như ông Tuy là chị Liên, sinh sống cùng gia đình tại tầng 5 nhà G6A thì cho rằng: “Được nhà nước quan tâm thì cũng thích nhưng phải di dời đi chỗ khác thì dân cũng suy nghĩ lắm bởi không biết đi đâu về đâu, con cái, công việc. Cũng chả biết có xây được nhanh không hay là xây lâu nên suy nghĩ lắm”. Tận tay chỉ cho phóng viên, anh Phạm Anh Dũng cũng sống tại tòa nhà G6A chỉ ra hàng loạt các vết nứt, những chỗ tường bong tróc, những cột dầm trơ cả sắt thép bên trong, thậm chí là cả những mảnh vụn của vữa rơi đầy trên cầu thang. “Đến thời điểm này cũng chưa hề có bất cứ 1 thông báo nào phường hay tổ dân phố thế nên nếu có di dời cũng chả biết sẽ phải làm thế nào?” – Anh Dũng cho biết.
Cùng với tòa nhà G6A Thành Công thì tòa nhà A Ngọc Khánh cũng nằm trong danh sách nguy hiểm cấp độ D cần phải lập phương án di dời. Ông Nguyễn Đức Tâm, sống tại tầng 2 tòa nhà A Ngọc Khánh thì thực sự rất vui mừng khi cuộc sống của người dân được quan tâm :”Tôi thực sự cảm ơn sự quan tâm của nhá nước. Tôi đi trao đổi với những người xung quanh ở đây thì những người dân sinh sống tại đây rất muốn được cải tạo, bởi nó liên quan đến cái sống và cái chết”. Nhưng theo ông Tâm vẫn không thiếu những gia đình không muốn cải tạo, chủ yếu là những gia đình có mặt bằng ở tầng một bởi vị trí họ cho thuê buôn bán, kinh doanh. Thậm chí có những hộ gia đình cho thuê mặt bằng tầng 1 lên tới xấp xỉ 30 triệu đồng/tháng. Hay thậm chí cả những người tầng 4 tầng 5 cũng đang cho thuê được giá. Trừ những nhà dưới tầng 1 chắc có khoảng 4-5 nhà phía trên cũng không muốn cải tạo bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ”. Ông Tâm cũng chia sẻ không thể yêu cầu hay đòi hỏi được ở một nơi gần với nơi ở cũ để được thuận tiện trong việc đi lại, học hành nhưng đề xuất mong một khu tạm cư có chỗ ăn ở tươm tất, đàng hoàng, rộng rãi một chút Văn bản của Thành phố Hà Nội nêu rõ: Các chủ sở hữu, sử dụng đang cư trú tại các tòa nhà trên phải chủ động tự tháo dỡ các phần cơi nới trái phép làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình. Nhưng có lẽ việc này cực kì khó khăn vì tất cả các hộ dân ở đây đều tự ý cải tạo trong quá trình sử dụng. Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các đơn vị liên quan phải lắp đặt biển báo, rào chắn, chống đỡ những kết cấu nguy hiểm và xây dựng phương án đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Ông Nghiêm Xuân Tuy - Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư cho biết, về phương án cải tạo hay di dời người dân, cho đến ngày 22/2/2016, đáng lẽ có cuộc họp của phường với các chi bộ để thông báo rõ ràng nhưng đến chiều lại được thông báo hoãn do bận họp trên UBND Quận. Còn hiện tại chính quyền vẫn chưa có thông báo gì đến các hộ dân tại đây, thông tin về xếp loại cấp độ nguy hiểm ông chỉ biết từ các phương tiện thông tin đại chúng. Minh Cường Làm thế nào để người dân ủng hộ cải tạo chung cư cũ? |