【nhan dinh qatar】Dấu ấn hội nhập
Mở đầu và được cho là quan trọng nhất là Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố. Báo cáo dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế,ấuấnhộinhậnhan dinh qatar tăng 14 bậc so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế). Báo cáo của WB nhận định, môi trường kinh doanh của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao vì có nhiều cải thiện từ chính sách của Chính phủ, trong đó có 8/10 chỉ số tăng điểm. So sánh tương quan vị thế của Việt Nam trong các quốc gia châu Á– Thái Bình Dương và ASEAN, Việt Nam đã có bước tiến dài.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu (29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD) đã được tờ Inquirer của Philippines nhận định: Việt Nam là ngôi sao đang nổi trên bản đồ kinh tế toàn cầu với những bước tiến lớn về hội nhập và tăng trưởng kinh tế nhanh trong 30 năm qua.
Cùng nhận định, tờ The National của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất nêu rõ, giờ đây, Việt Nam đã trở thành một nhân tố trung tâm của nhiều hiệp định thương mại tự do, nổi bật có thể kể đến như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tác giả cho rằng: "Được thừa hưởng nhiều lợi thế của các hiệp định thương mại đầu tư khu vực, Việt Nam đang thành công trong việc thu hút nhiều công ty tới làm ăn với mong muốn tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư".
Khẳng định độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán (TTCK), các định chế tài chính quốc tế liên tục đưa ra nhận định tích cực. Theo đó, Việt Nam đã vào top đầu các TTCK tăng trưởng cao nhất châu Á và thế giới. Cụ thể, Ngân hàng Credit Suisse(Thụy Sĩ) ước tính, hiện nay, 12 mã chứng khoán trên thị trường Việt Nam có giá trị giao dịch 3 triệu USD/ngày, trong khi năm 2015 chỉ có 2 mã. Báo cáo Tài sản toàn cầu (Global Wealth Report) do Credit Suisse công bố cho thấy, giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2017 với tỷ lệ 61%.
Rõ ràng, những đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế đã thêm một lần nữa khẳng định chính sách đúng đắn của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo tiền đề cho nền kinh tế năm 2018 và những năm tiếp theo.