Đề xuất thu phí môi trường nước thải bệnh viện cao hơn hộ gia đình Hướng dẫn DN về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Địa phương phản ứng vì không được thu phí bảo vệ môi trường Hà Nội thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp Thu phí BVMT từ nước thải góp phần tăng cường kinh phí cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương. Ảnh: ST. Thu trên 2.000 tỷ đồng
TheĐiềuchỉnhphíbảovệmôitrườngđốivớinướcthảinhằmđảmbảocôngbằxem bong da nha caio Bộ Tài chính, việc quy định thu phí BVMT đối với nước thải nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân về BVMT; ràng buộc đối tượng xả thải nước thải gây ô nhiễm trong việc đóng góp kinh phí phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải trước khi xả ra môi trường, từ đó góp phần sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Căn cứ quy định tại Nghị định 154, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức tiền để lại cho tổ chức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt; một số địa phương quy định mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt cao hơn so với mức 10% giá bán nước sạch quy định tại Nghị định. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện thu phí, tuyên truyền hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện khai nộp phí theo quy định.
Các địa phương đều đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, chế biến và đối tượng khác có nước thải thuộc đối tượng nộp phí theo đúng quy định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến cơ bản chấp hành về công tác quan trắc và khai báo chất ô nhiễm có trong nước thải theo Nghị định 154. Một số doanh nghiệp có khối lượng nước thải lớn từ trên 1.000 m3 nước thải/ngày đêm đã thực hiện quan trắc tự động có kết nối với cơ quan quản lý môi trường, do vậy, việc theo dõi hàm lượng chất ô nhiễm và khối lượng nước thải là cơ sở xác định số phí phải nộp được giám sát chặt chẽ. Một số địa phương khác cho rằng, việc tính phí BVMT theo chất ô nhiễm có trong nước thải và khối lượng nước thải ra là phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin, kết nối mạng và kiểm soát trực tuyến hiện nay.
Nhìn chung, việc triển khai thu phí BVMT đối với nước thải được các địa phương ghi nhận là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý, giám sát, theo dõi các đối tượng xả nước thải trên địa bàn, nhất là các nguồn thải lưu lượng lớn, có tác động nhiều đến môi trường; nguồn thu phí. Số tiền phí thu được năm 2016 là 1.287 tỷ đồng, năm 2017 là 2.102 tỷ đồng, góp phần tăng cường kinh phí cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Ngoài kết quả nêu trên, Nghị định 154 còn một số tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế và quy định pháp luật liên quan, đặc biệt liên quan đến mức thu phí. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 154.
Không tăng thu ngân sách
Đề xuất sửa Nghị định 154, Bộ Tài chính dự kiến quy định mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Riêng mức phí áp dụng đối với đối tượng chịu phí là nước thải ra từ các cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác là 15% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Về mức phí cố định áp dụng đối với nước thải công nghiệp, Nghị định 154 quy định: Cơ sở sản xuất, chế biến có khối lượng nước xả thải dưới 20m3/ngày phải nộp mức phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm.
Một số địa phương gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình cho rằng mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm áp dụng chung cho tất cả các cơ sở xả thải dưới 20m3/ngày đêm là không phù hợp. Thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến có lượng nước thải dưới 20m3/ngày đêm (ví dụ 5, 10 hoặc 15 m3/ngày đêm) cũng phải nộp mức 1,5 triệu đồng/năm là chưa công bằng. Đề nghị sửa đổi theo hướng quy định nhiều mức phí khác nhau áp dụng cho các cơ sở xả thải dưới 20 m3/ngày đêm. Các tỉnh Thanh Hóa, Lào Cai đề nghị tăng mức phí lên 2,5 triệu đồng/năm.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến có quy mô và tính chất hoạt động khác nhau, khối lượng nước thải cũng rất khác nhau, nhất là các cơ sở cơ khí, may mặc... có lượng nước thải ít. Có nhiều cơ sở xả thải dưới 5m3/ngày đêm, trong khi phải nộp cùng mức phí 1,5 triệu đồng/năm như các cơ sở khác là chưa hợp lý.
Để đảm bảo công bằng trong việc nộp phí, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho quy định như sau: Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm nộp mức phí cố định (không áp dụng mức phí biến đổi) theo khối lượng nước thải. Cụ thể: Từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 20m3/ngày đêm là 2 triệu đồng/năm (tăng 500.000 đồng); từ 5 m3/ngày đêm đến dưới 10 m3/ngày đêm là 1,5 triệu đồng/năm (bằng mức hiện hành); dưới 5 m3/ngày đêm là: 1.000.000 đồng/năm (giảm 500.000 đồng). Căn cứ xác định số lượng nước thải/ngày đêm là thực tế xả thải từ hoạt động sản xuất, chế biến; hồ sơ về môi trường của cơ sở; kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng.
Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản (thuộc nước thải công nghiệp), cơ sở nuôi trồng thủy sản có quy mô rất khác nhau; khó xác định khối lượng nước thải của hoạt động này, hàm lượng chất ô nhiễm (thủy canh, thủy cư, nuôi cá, tôm … lồng, bè). Có ý kiến đề nghị thu theo mức ấn định. Tiếp thu ý kiến trên, Bộ Tài chính đề nghị quy định: Nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng mức thu cố định, không thu phí biến đổi, đối với tổ chức là 2 triệu đồng/năm, đối với cá nhân, hộ gia đình là 1 triệu đồng/năm.
Theo đại diện Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính, việc điều chỉnh mức thu như trên chỉ phân nhóm lại đối tượng chịu mức phí cố định đảm bảo công bằng hơn trong việc áp dụng mức phí đối với từng nhóm đối tượng xả thải, cơ bản không điều chỉnh tăng mức thu phí, do đó cơ bản số thu NSNN không tăng.
Dự thảo này đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ.
顶: 1踩: 58575Theo Bộ Tài chính, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 154 quy định: Mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện quy định này, một số địa phương (Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang) cho rằng các cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt như cá nhân, hộ gia đình là không công bằng, vì nước thải của đối tượng này có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao hơn. Căn cứ vào quy định tại Nghị định 154 nói trên thì Chính phủ đã trao quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể với những trường hợp đặc biệt. Như vậy, trường hợp nước thải của cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn ô nhiễm hơn thì địa phương có thể quyết định mức phí cao hơn.
【xem bong da nha cai】Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm đảm bảo công bằng
人参与 | 时间:2025-01-25 04:26:24
相关文章
- Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- Thanh tra quá 1 lần/năm: Doanh nghiệp được quyền từ chối?
- Hà Nội: Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao
- Việt Nam thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Liên minh Thái Bình Dương
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về công tác thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp
- Thay đổi lãnh đạo Tổ công tác Phú Quốc
- Nhà đầu tư mở mới gần 160.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 9
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- Quảng Ngãi tập trung đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
评论专区