【tỷ số leicester city】Không xem nhẹ y tế học đường

Nhà cái uy tín 2025-01-25 11:15:10 2

Chăm sóc răng miệng cho học sinh

Khoảng trống

Cách đây không lâu,ôngxemnhẹytếhọcđườtỷ số leicester city nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình trước tình trạng một số trường bố trí nhân viên kế toán kiêm nhân viên y tế (NVYT). Phụ huynh cho rằng, một người có chuyên môn về kế toán sẽ khó am hiểu về lĩnh vực sức khỏe, nhất là dịch bệnh triền miên, yêu cầu môi trường phải thực sự đảm bảo an toàn trong trường học. Hơn nữa, nếu có cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn đứng ra kiểm tra, giám sát, xử lý kịp những tình huống nguy cấp thì nhà trường và phụ huynh đều yên tâm.

Đồng tình quan điểm này, chị Lê Ngọc Quỳnh, phụ huynh có con học tiểu học, chia sẻ: Tôi chỉ thực sự yên tâm khi giáo viên cũng như NVYT được tập huấn kỹ về phòng dịch COVID- 19. Họ phải là người giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng, chống dịch bệnh, nhất là các em ở lại bán trú. Với những học sinh có tiền sử bị bệnh, có cán bộ chuyên môn giám sát phụ huynh sẽ bớt lo hơn.

Trở lại câu chuyện NVYT kiêm nhiệm phản ánh thực trạng chung của các trường trên địa bàn khi có bốn chức danh, như thủ quỹ, văn thư, kế toán, y tế nhưng các trường chỉ có được 2 biên chế. Trong khi, suốt thời gian dài, tình trạng xem y tế học đường chỉ là bước sơ cứu ban đầu hiện hữu ở nhiều trường học, nhất là những trường vùng cao, y tế học đường vẫn còn là vấn đề nan giải khiến học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Còn nhớ nhiều năm liền, toàn huyện Nam Đông vẫn còn 11 trường tiểu học không có NVYT. Mỗi khi các em đau bụng, đau đầu hay nóng sốt, giáo viên chỉ biết xoa dầu hoặc đem qua trạm y tế khám.

Khối lượng công việc của các NVYT ở các trường không hề nhỏ. Nhiều trường mầm non, tiểu học thực hiện bán trú nên thời gian học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà. Bếp ăn bán trú phải do cán bộ y tế quản lý, chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, mỗi mùa dịch NVYT phải phòng tránh, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, xử lý môi trường sống... Cô giáo Tôn Nữ Lục Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai cho hay: Trường có một NVYT có trình độ cao đẳng y tế nên nắm chắc chuyên môn, công tác phòng, chống dịch bệnh của nhà trường đã chủ động hơn. Trường có 1 phòng cách ly và 1 phòng chăm sóc trẻ mệt, NVYT thường xuyên phối hợp với trạm y tế để tư vấn cho phụ huynh chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Thiếu nhân viên y tế đạt chuẩn

Kinh phí hoạt động dành cho công tác y tế trường học chủ yếu lấy từ nguồn bảo hiểm y tế học sinh. Tuy nhiên, để được trích chuyển 5% số tiền này yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh; chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; cơ sở phải có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ, cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập tại trường học.

Đo thân nhiệt cho học sinh

Quy định này khiến nhiều trường học lúng túng, bởi trên thực tế, nhiều NVYT chưa có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Theo thống kê từ BHXH tỉnh, năm 2020, toàn tỉnh có gần 100 trường học không làm hồ sơ để nhận kinh phí trên 6,8 tỷ đồng để chăm sóc sức khỏe học đường. Theo đánh giá của các nhà trường, việc thiếu kinh phí cũng như nhân viên y tế học đường có trình độ chuyên môn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Hầu hết NVYT tại trường đều là kiêm nhiệm hoặc phối hợp với y, bác sĩ trạm y tế địa phương. Cũng vì chỉ là hợp đồng bán chuyên trách nên công việc của các nhân viên y tế học đường chỉ dừng lại quản lý sổ sách, ghi chép cân nặng xem trẻ thiếu cân hay thừa cân, có cận thị...

Vẫn có sự hoài nghi, liệu các trường không nhận được kinh phí do NVYT thiếu bằng cấp thì sẽ chăm sóc sức khỏe ban đầu của học sinh như thế nào? Mặc dù ngành giáo dục có chủ trương, trong bốn chức danh được phân bổ chỉ tiêu biên chế ở các trường học, NVYT được quan tâm đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều NVYT chưa mặn mà theo học các lớp nâng chuẩn; các trường thiếu phòng y tế để sơ cấp cứu ban đầu là lý do dẫn đến việc không được cấp kinh phí. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏa ban đầu của học sinh. Thiết nghĩ, thời điểm này y tế trường học cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế… cũng như chất lượng cán bộ y tế phải đảm bảo được yêu cầu. Có như vậy mới có được đội ngũ NVYT trường học thực sự có chuyên môn và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan sức khỏe học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Bài, ảnh: Huế Thu

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/085f299264.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử

GE và EVNGENCO 3 hợp tác cải thiện hiệu suất và độ ổn định cho Nhà máy điện Phú Mỹ

Chống sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả

Nam sinh Hải Phòng trở thành thủ khoa khối A toàn quốc năm 2020

Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong

Các đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Chính sách tự chủ đại học đi vào thực tiễn ra sao?

Điểm trung bình khối A01 là 20,07

友情链接