【lich thi đau bong đa】Phấn đấu đến 2020, 1.000 DN niêm yết trên sàn chứng khoán HNX
Để nhìn nhận rõ hơn về thực trạng của cộng đồng này,ấnđấuđếnDNniêmyếttrênsànchứngkhoálich thi đau bong đa phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội (Hanoisme).
PV: Với vai trò là đầu mối giải quyết, tháo gỡ khó khăn và kết nối DN, Hanoisme đã có những giải pháp thiết thực nào để thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các thành viên của mình, thưa ông?
Ông Mạc Quốc Anh:Năm 2017, cộng đồng DNNVV Hà Nội đã đóng góp khoảng 40% cho giá trị kinh tế (GDP) thành phố. Thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn cộng đồng DNNVV nâng mức đóng góp lên khoảng 50 - 60%.
Để trợ giúp cho hoạt động của các DN trên địa bàn, đầu năm 2017 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy tắc ứng xử văn hóa của công chức, viên chức, công sở trong việc tiếp cận phục vụ DN. Nhờ đó, thời gian làm thủ tục đăng ký DN đã giảm xuống còn 3 ngày (trước đây là 22 ngày), dự kiến thời gian tới kéo xuống còn 1 ngày. Hay thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, trước đó là 30 ngày theo quy định năm 2014, bây giờ chỉ còn 7 - 14 ngày.
Thời gian qua, một số DNNVV mở các nhà máy tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, phải chịu giá thuê đất cao gấp 3 lần. Ví dụ như ở khu công nghiệp nhỏ và vừa Từ Liêm có Công ty Sơn Hà, Hoàng Vũ, Hà Yến, Dệt kim Hà Nội... Trước thực trạng này, Hanoisme đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính kiến nghị lên UBND thành phố để giảm giá cho thuê xuống còn 50% cho các DN.
Ngoài các giải pháp cứng hỗ trợ các DN hội viên, Hanoisme cũng đưa ra những giải pháp mềm như đã phân loại, phân nhóm cụ thể các đối tượng DN trên địa bàn Thủ đô, với từng mức quy mô, trình độ quản trị khác nhau. Giúp họ hình thành hệ thống các DN ngành chủ lực để triển khai các dự án, sẽ giao đúng đối tượng, tránh tình trạng cạnh tranh, chi phí bôi trơn, công khai minh bạch thông tin đấu thầu dự án.
Ngoài ra, trong năm 2017, Hanoisme cũng đã làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại kết hợp với Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ... tổ chức nhiều khóa đào tạo để nâng cao năng lực điều hành sản xuất, huấn luyện quản lý cấp trung, cho cán bộ công nhân viên nhiều DN.
|
Hanoisme cũng đã mời chuyên gia của Hàn Quốc, Nhật Bản, chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ Công thương, mở nhiều lớp tập huấn tư vấn về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu... giúp DN bảo vệ thành công thương hiệu khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Ngoài ra, hiệp hội cũng có những gói hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu đưa lên các kênh thông tin xã hội như: zalo, Facebook…
Hanoisme cũng nhận thấy, phần lớn các DNNVV yếu về vốn. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu giải pháp hợp tác với các quỹ của các nước, các định chế tài chính lớn có nguồn vay giá rẻ, vay về cho các DN vay lại.
Ngoài ra, các DN nào có quy mô, năng lực, thị trường tốt nên đưa lên sàn giao dịch chứng khoán, trở thành công ty đại chúng. Hiện có trên 700 DN niêm yết trên sàn chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), cố gắng đến năm 2020 có 1.000 DN lên sàn.
PV: Gần đây, Chính phủ rất coi trọng hoạt động của cộng đồng DNNVV, bằng việc ban hành nhiều cơ chế chính sách như: Luật Hỗ trợ DNNVV, Quỹ hỗ trợ DN. Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của các chính sách này?
Ông Mạc Quốc Anh: Mặc dù chủ trương là tốt, song theo tôi, hiệu ứng lan tỏa, tính hiệu quả của quỹ chưa cao. Cụ thể, điều kiện cho vay của Quỹ hỗ trợ DN rất khó khăn. Vì quỹ cho vay qua một ngân hàng thương mại bảo lãnh, khi DN đi vay phải chịu 2 lần thủ tục, 2 lần chi phí, 1 với quỹ, 1 với ngân hàng.
Về mặt tổ chức nhân sự cũng gặp khó khăn, vì hầu hết cán bộ quỹ không phải là chuyên viên ngân hàng, trình độ thẩm định dự án, định giá yếu nên rất khó giải ngân. Trong khi với mô hình ngân hàng, họ có thể chấp nhận rủi ro, đưa vào nợ xấu để giải quyết vốn vay cho DN.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Hà Nội mới có 3 DN được bảo lãnh tín dụng theo hình thức của quỹ với số tiền không lớn. Do đó, tôi đánh giá, vai trò quỹ ở đây là không rõ ràng, hiệu quả thấp. Nếu so sánh có thể thấy rõ, thủ tục giải ngân của ngân hàng chỉ mất 3 ngày là xong hồ sơ, thì ở quỹ khâu thẩm định hồ sơ dự án phải mất đến cả tháng.
Về Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời năm 2017, có hiệu lực thi hành từ 01/1/2018, UBND thành phố Hà Nội đã có hướng hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến cho DN nâng từ cấp độ 3 lên cấp độ 4. Hanoisme cũng đã đề xuất thành phố có chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành công ty TNHH, cổ phần để có điều kiện vay vốn dễ dàng hơn.
PV: Thời gian gần đây, ngành Thuế và Hải quan đã có những bước cải cách mạnh mẽ hỗ trợ DN. Ông đánh giá những cải cách đó tác động thế nào đối với các DN trên địa bàn Thủ đô?
Ông Mạc Quốc Anh:Thuế và hải quan là hai lĩnh vực song hành với hoạt động của DN. Hiện trên địa bàn thành phố, các DN rất quan tâm đến việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hiện có hơn 99% DN trên địa bàn Hà Nội đã đăng ký qua mạng, điều này đã giảm thiểu lớn chi phí đi lại, vận chuyển, thủ tục lưu kho bãi cho DN.
Với ngành Thuế Hà Nội, một năm đã tổ chức đối thoại 2 lần với DN để giải quyết vướng mắc phát sinh trong hoạt động chuyên môn của mình.
Một nỗ lực khác của ngành Thuế là khai, nộp thuế điện tử. Việc nộp thuế hiện nay đã được liên kết nộp qua ngân hàng, chứ DN không phải đến kho bạc như trước đây.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho DN đã được thực hiện với thủ tục nhanh gọn hơn, ngành Thuế cũng đã triển khai các đại lý thuế đại diện của các công ty tư nhân, thay mặt cho DN để khai nộp thuế dễ dàng thuận tiện hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Việt (thực hiện)