当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ty so tran mu】Giải thể ngay các công ty nông lâm nghiệp hoạt động không hiệu quả

Đó là nhận định của GS.TS Đặng Hùng Võ,ảithểngaycáccôngtynônglâmnghiệphoạtđộngkhônghiệuquảty so tran mu nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khi trao đổi với PV TBTCO về những khó khăn trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (NLN) một số địa phương, doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PV: Chính phủ đã có Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty NLN (NĐ 118). Tuy nhiên, việc sắp xếp vẫn còn chậm hoàn thành do vướng mắc về sử dụng đất. Nhiều địa phương chưa rà soát, bàn giao đất về địa phương theo quy định. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

GS.Đặng Hùng Võ:Vướng mắc hiện nay chính là câu chuyện nguồn lực đất đai rất lớn mà địa phương (những địa phương có nông lâm trường - NLT) chưa muốn xử lý. Vì sao? Bởi vì họ vẫn muốn giữ lại như một nguồn lực đất đai lớn. Nếu giao hết cho các địa phương cấp xã, cấp huyện mà cụ thể là giao cho hộ gia đình cá nhân đang thiếu đất, giao cho cộng đồng dân cư quản lý…thì họ cho rằng nguồn lực đất đai sẽ cạn dần và như vậy họ muốn dùng đất để làm việc gì đó thì rất khó.

Chúng ta cũng biết rằng, địa phương thích giao đất cho doanh nghiệp (DN) hơn giao cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý. Truy căn nguyên, nếu giao cho DN thì bao giờ DN cũng có phần “bôi trơn” cho địa phương, nếu giao cho hộ gia đình cá nhân… thì địa phương không có "phong bì". Đây là vướng mắc có tính tư lợi có thể xuất hiện trong các cơ quan quản lý khi mà có một số điều kiện nhất định. Đó cũng chính là vướng mắc lớn nhất khiến việc tái cấu trúc các NLT chưa được giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, quy hoạch lại NLT hiện nay vẫn chưa triệt để vì năng lực sử dụng đất của các NLT rất kém nhưng vẫn cứ giữ đất. Thậm chí, nhiều địa phương giao đất cho DN trong khi đó cộng đồng dân cư không có đất và vẫn chờ đợi được giao đất.

Ông Đặng Hùng Võ
  GS. Đặng  Hùng Võ

PV: Theo một con số đưa ra, sau khi rà soát, tái cấu trúc các NLT thì nguồn đất dôi dư hiện rất nhiều, dự kiến có khoảng 500.000 ha đất được tái phân bổ. Đối với đất nguồn đất này, địa phương cần có giải pháp gì để quản lý hiệu quả hơn, thưa ông?

GS. Đặng Hùng Võ:Hiện nay một số địa phương cũng có thực hiện phân bổ đất nhưng tôi cho rằng họ vẫn dè dặt, lượng đất giao cho địa phương vẫn là rất ít. Còn trên con số rà soát đất tái phân bổ là hơn 500.000ha, nhưng thực giao thì rất ít. Nếu rà soát kỹ thì có thể con số đó còn nhiều hơn nữa.

Để quản lý nguồn đất tái phân bổ một cách hiệu quả, theo tôi địa phương cần phải tập trung vào việc ưu tiên giao đất cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình cá nhân. Khi xác định được điều này, thì sẽ nhận thấy đại đa số đất này là để giải quyết ổn định xã hội. Nếu địa phương giao cho DN thì họ đang tính toán câu chuyện kinh tế. Vì vậy, chính quyền địa phương cấp tỉnh phải rất mạch lạc trong quan điểm này, cần có tính toán, quy hoạch và chuẩn bị để đưa ra quyết định hợp lý, tránh trường hợp lệch lạc.

PV: Bên cạnh vướng mắc về đất, nhiều công ty NLN khi cổ phần hóa (CPH) vẫn còn lúng túng trong việc xác định giá trị tài sản DN. Tài sản lớn nhất là đất đai nhưng lại không được cổ phần hóa (CPH), tài sản trên đất thì ít. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

GS. Đặng Hùng Võ:Về bản chất, đất do các công ty này đang sử dụng vẫn là đất thuê, mà đất thuê trả tiền hàng năm thì không đưa vào CPH. Đó chính là vướng mắc cần giải quyết rõ ràng trong thời gian tới. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy những tiêu cực khi CPH không đúng, hay nói cách khác là làm mất tài sản của nhà nước. Vì vậy, tôi cho rằng, cần khuyến khích những phương thức làm cho phù hợp.

Quan điểm của tôi là giải thể tất cả những công ty NLN mà hiện nay không mang lại hiệu quả kinh doanh; chỉ giữ lại và kiện toàn công ty đang kinh doanh có lãi. Qua tổng kết chỉ có số ít công ty NLN thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam còn có lãi, tất cả các công ty khác, thậm chí tiền sử dụng đất còn không nộp, việc kinh doanh cũng thua lỗ, nợ nần. Đối với những đơn vị thua lỗ, không có năng lực sử dụng đất, đã giữ đất nhưng không làm gì thì nên giải thể.

PV: Có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế xử lý nợ đối với các công ty kinh doanh thua lỗ để giảm gánh nặng cho địa phương. Ông có đồng tình với ý kiến này?

GS. Đặng Hùng Võ:Xử lý nợ là một chủ trương đúng nhưng xử lý như thế nào thì phải rõ ràng. Theo tôi là nên cho giải thể tất cả những công ty còn đang nợ. Thực tế, nhiều công ty sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thì thua lỗ… trong khi đó nhiều người dân lại không có đất để sử dụng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mới đây, Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã xây dựng và triển khai thí điểm Bộ Chỉ số giám sát quản lý và sử dụng đất. Bộ Chỉ số này được triển khai trong Dự án Xây dựng khung chính sách để thực hiện hiệu quả tái phân bổ NLT ở Việt Nam. Bộ Chỉ số này được xây dựng dựa trên cơ sở ý kiến đánh giá của người dân, cán bộ địa phương thông qua 5 chỉ số giám sát gồm: Sự tham gia, trách nhiệm, minh bạch, tác động ảnh hưởng và công bằng. Kết quả của quá trình này sẽ góp phần đánh giá người dân địa phương có được quyền tham gia giám sát hay không, họ đang bức xúc vấn đề gì nhằm có hướng giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Hiện, bộ chỉ số đã được triển khai thí điểm tại 5 địa phương (Bắc Giang, Yên Bái, Nghệ An, Đắk Nông, Cà Mau) và theo nhiều ý kiến cần nhanh chóng triển khai rộng rãi bộ chỉ số này trên khắp cả nước để đảm bảo quyền giám sát của người dân theo quy định của pháp luật./.

Khánh Linh

分享到: