【điểm bóng đá ngoại hạng anh】Bài học lịch sử từ tên trường
Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh là một trong những ngôi trường đầu tiên của huyện U Minh được đặt tên của danh nhân, sau khi được tách ra từ Trường Tiểu học thị trấn U Minh.
Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh là một trong những ngôi trường đầu tiên của huyện U Minh được đặt tên của danh nhân, sau khi được tách ra từ Trường Tiểu học thị trấn U Minh.
Ở đầu mỗi năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đều dạy cho học sinh về tiểu sử của Liệt sĩ, Luật sư Thái Văn Lung. Tượng Liệt sĩ, Luật sư Thái Văn Lung được đặt trang trọng trong khuôn viên nhà trường. Khu vực này được nhà trường bố trí là nơi sinh hoạt ngoài trời của học sinh. Những buổi sinh hoạt Ðội, các em học sinh được các anh chị phụ trách Ðội kể những câu chuyện về khí phách kiên cường trước kẻ thù, lòng dũng cảm hy sinh của Liệt sĩ, Luật sư Thái Văn Lung. Khi chẳng may bị giặc bắt, bị kẻ thù tra tấn dã man, ông luôn giữ khí tiết của người chiến sĩ cộng sản không một lời khai báo.
Thi trạng nguyên, hình thức giáo dục lịch sử sinh động, hiệu quả, được Trường Thái Văn Lung duy trì nhiều năm. |
Ông hy sinh vào năm 1946 khi chưa tròn 30 tuổi, độ tuổi đang khát khao cống hiến cho Tổ quốc. Một tờ báo Pháp lúc bấy giờ dẫn lời của bạn ông, Luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, viết: “Không một bí mật quân sự. Không một tiết lộ. Không một tin tức nào vượt ra khỏi đôi mắt đã khép chặt một cách anh dũng phi thường và khép chặt mãi mãi. Cái chết kéo dài một cách thảm khốc, Luật sư Thái Văn Lung còn minh hoạ bằng một hình tích đẫm máu của chính anh để nói thêm với ta rằng: Vết nhơ của nô lệ chỉ có thể rửa được bằng máu”.
Nhiều học sinh Trường Tiểu học Thái Văn Lung cho biết, các em đã thuộc lòng tiểu sử của Liệt sĩ Thái Văn Lung ngay từ khi bước vào lớp 1. Sau những buổi học Lịch sử hay sinh hoạt Ðội, thông qua thầy, cô hoặc các anh chị tổng phụ trách Ðội, các em hiểu biết thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Liệt sĩ Thái Văn Lung. Các em xem dũng khí cách mạng của Liệt sĩ Thái Văn Lung là tấm gương sáng để học tập. Em Lê Khanh, học sinh lớp 5B, cho biết, em luôn tự hào khi học ở ngôi trường mang tên Liệt sĩ, Luật sư Thái Văn Lung. Em nguyện học tập thật tốt để sau này giúp ích cho gia đình và quê hương. Còn em Trần Văn Huy, lớp 5B thì ước mơ sau này trở thành luật sư để đóng góp cho công bằng xã hội.
Ông Trần Hoàng Lạc, Trưởng Phòng Giáo dục huyện U Minh, cho biết, hiện nay tất cả các trường học do phòng quản lý từ bậc tiểu học đến THCS đều đặt tên các anh hùng liệt sĩ hay danh nhân văn hoá. “Việc lấy tên danh nhân lịch sử đặt cho các trường học là nhằm giáo dục cho học sinh biết về truyền thống cách mạng, công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong dựng nước và giữ nước, nhằm giúp các em có ý thức rèn luyện nhân cách, biết trân trọng quá khứ hào hùng của dân tộc, yêu mến những bậc tiền nhân và phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”, ông Lạc cho biết./.
Bài và ảnh: Khánh Vy
(责任编辑:Cúp C2)
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Ông Hồ Đức Phớc nhậm chức Chủ tịch ASOSAI 14
- ·Thủ tướng mong muốn tỉnh Hyogo, Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam
- ·3 dấu ấn đáng ghi nhận của ngành Tài chính
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Một tiến bộ... chưa đủ!
- ·Ồ Ạt Festival 2024 mở rộng không gian sáng tạo phi giới hạn
- ·Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp tại Phiên thảo luận của Hội nghị P4G
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Vì sao tàu Cát Linh – Hà Đông phải chạy thử trong 20 ngày?
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·30 năm, thu hút 184 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
- ·Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Ngô Đức Mạnh
- ·Không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ những ngày tới
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Tăng cường hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Argentina
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điện đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- ·Tín hiệu khả quan cho Syria
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Chọn hoa hậu bằng truyền hình thực tế: Tìm kiếm tài năng hay mải mê lợi nhuận?