VHO - Vực dậy từ những nỗi đau,ôgiáokhuyếttậtvàhànhtrìnhvươnlêntrongcuộcsốthứ hạng của sheriff tiraspol cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm đã phấn đấu trở thành một giáo viên dạy giỏi. Câu chuyện của cô được chia sẻ trong chương trình Trạm yêu thương số phát sóng ngày 4.5 trên kênh VTV1.
Đam mê nghề giáo nên khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Minh Tâm đã thi vào ngành sư phạm Toán. Sau 4 năm miệt mài đèn sách, năm 2008, cô tốt nghiệp đại học và được phân công về giảng dạy tại trường THPT Tân Thành, một xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Dù nơi đây điều kiện đi lại khó khăn, nhất là những khi lũ về nhưng những điều đó càng làm khát khao gieo chữ của cô thêm cháy bỏng.
Những tưởng nơi đây sẽ chứng kiến những tháng ngày đầy nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ nhưng tai nạn đã bất ngờ ập đến. Năm 2009, trong một lần đi vận động học sinh đến lớp, trên đường về cô bị một chiếc ô tô tải tuột dốc cán lên chân.
“Cơn đau đã khiến mình ngất đi, sau vụ tai nạn tỉnh dậy mình mới biết chân trái bị dập nát, không thể cứu chữa được nên bắt buộc tháo khớp gối. Mình mồ côi cha, còn mẹ nhưng cũng lớn tuổi, hai mẹ con nương tựa nhau nên khó khăn càng thêm chồng chất”, Minh Tâm xúc động nhớ lại.
Thời gian sau khi xuất viện là những ngày khó khăn nhất của cô Tâm. Từ một người sở hữu chiều cao đáng mơ ước 1m73, từng tham gia các cuộc thi người đẹp, giờ đây chỉ có thể ngồi một chỗ khiến Minh Tâm càng thêm đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Những lúc đó, mẹ chính là nguồn động viên, là động lực để cô sống tiếp và bắt đầu lại mọi thứ.
Không thể đi lại bình thường, cô tìm niềm vui qua sách báo và biết đến nhiều hoàn cảnh khuyết tật giống mình. Có những người khuyết tật bẩm sinh, có những người trở nên khiếm khuyết sau tai nạn, nhưng họ đều có chung sự lạc quan và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.“Có nhiều người còn khó khăn, khổ sở hơn mình mà họ vẫn làm được mọi thứ. Hà cớ gì mà mình không làm được?”, cô giáo Minh Tâm tự nhủ.
Gạt nỗi đau và mặc cảm tự ti sang một bên, cô Minh Tâm chấp nhận lắp chân giả và chập chững tập những bước đi đầu tiên. Cô hy vọng có chân giả sẽ dễ đi hơn, nhưng mọi thứ không như tưởng tượng. Chiếc chân giả tiếp xúc với mõm cụt và khớp háng, cọ xát gây đau đớn. Sau nhiều lần ngã, cô đã tự tin với những bước đầu tiên, dù còn tập tễnh.
Ngoài việc tập luyện đi lại, những lúc rảnh rỗi, cô giáo Minh Tâm không cho phép bản thân lười biếng. Cô nỗ lực luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe, từng bước lấy lại tinh thần, đi học thêm tiếng Anh để trau dồi kiến thức và quên đi nỗi đau: “Tôi nhiều lúc yếu đuối, muốn gục ngã nhưng biết rằng chỉ có sự cố gắng mới giúp mình vượt qua số phận”.
Năm học 2010 - 2011, cô được chuyển về trường THPT Thiên Hộ Dương. Cô Minh Tâm được phân công làm nhân viên văn phòng, nhưng khao khát được đứng lớp, được dạy học khiến cô mạnh mẽ xin ban giám hiệu được đi dạy dù chỉ một lớp. Lúc đầu, học sinh, phụ huynh băn khoăn, cô giáo đi đứng khó khăn, liệu có truyền thụ kiến thức tốt cho các em. Nhưng bằng nghị lực và tài năng của mình, cô giáo Minh Tâm đã xóa tan mọi sự hoài nghi và lo lắng của học sinh, phụ huynh. Đặc biệt, nhiều năm liền cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo nên Minh Tâm hiểu được những khó khăn, vất vả và gian nan của những học trò nghèo ham học. Cô đã không ngần ngại dạy miễn phí cho các em.
Với tấm lòng trắc ẩn, cô Tâm và những người bạn cùng chí hướng lập nên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật và những hoàn cảnh không may trong cuộc sống. Sự xuất hiện bất ngờ của của chị Tố Như, thành viên của nhóm thiện nguyện sẽ mở ra nhiều câu chuyện cảm động về Minh Tâm.
Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, cô giáo Tâm không ngừng nói về những mong mỏi cho người khác. Cô mong muốn được cống hiến nhiều hơn, ở nhiều lĩnh vực của xã hội, để có nhiều người được giúp đỡ hơn nữa. Đặc biệt là lan tỏa Quỹ học bổng Nhất Tâm, chung tay với các nhà hảo tâm tiếp sức cho các em nhỏ đến trường, thực hiện ước mơ.