ĐB Trần Quang Chiểu đã nêu thành tích mang tính lịch sử trong điều hành chính sách tài khoá của Bộ Tài chính. Sáng 29/10,ấuấnđángghinhậncủangànhTàichíinter vs fiorentina Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - NSNN quốc gia 3 năm 2019 – 2021... Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, công tác tài chính - NSNN thời gian qua đã có 3 dấu ấn đáng ghi nhận. Dấu ấn thứ nhất là, an ninh nền tài chính quốc gia được đảm bảo, thể hiện rõ ở 2 chỉ tiêu là nợ công và bội chi. Nợ công giảm nhanh qua các năm: Năm 2016 nợ công chiếm 64,89% GDP và sát trần Quốc hội cho phép. (Theo ĐB, khi tiếp xúc cử tri năm 2016 - 2017, cử tri đều nói đến nợ công và lo lắng cho nền tài chính đất nước). Nhưng tỷ lệ này của 2018 đã giảm mạnh, xuống còn 61,4%. Cùng với đó, bội chi thấp dần về mức theo nghị quyết của Đảng, Quốc hội và thông lệ quốc tế. Nếu như năm 2015 bội chi là 5% GDP, 2016 là 5,52% GDP, thì đến năm 2018 chỉ còn 3,67% GDP. Dấu ấn thứ hai, theo vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, đó là: Cơ cấu chính sách tài khoá ngày càng vững chắc. Điều này thể hiện ở tỷ lệ thu nội địa tăng nhanh; chi cho đầu tư phát triển được nâng lên rất nhanh; thời gian vay nợ còn lại trong nợ công nâng lên; lãi suất vay giảm. Nhờ đó, cơ cấu chính sách tài khoá tiến tới vững chắc. Phân tích cụ thể hơn, ông Trần Quang Chiểu cho biết, thu nội địa năm 2015 chiếm tỷ trọng 73,1%; năm 2016 là 77,4% và đến năm 2018 đã lên đến 83,3% tổng thu NSNN. Trong khi đó, thu dầu thô năm 2015 là 6,7% tổng thu, 2016 là 3,6%, thì đến năm 2018 chỉ còn 2,72% tổng thu NSNN. Chi cho đầu tư phát triển đã tăng dần qua các năm: Năm 2015 chi đầu tư đạt 17,4% tổng chi ngân sách; năm 2016 đạt 20,1%; đến năm 2018 chi cho đầu tư phát triển đã đạt 26,78% (tăng trên 11% so với năm 2015). Cùng với đó, thời gian cho vay bình quân còn lại của nợ đã được cải thiện theo hướng tăng, theo đó năm 2015 là 4,5 năm; 2016 là 5,98 năm và năm 2018 là 6,73 năm. Lãi vay bình quân phải trả đã thấp dần qua các năm: Năm 2015 là 7%; năm 2016 còn 6,73% và đến năm 2018 chỉ còn 6,5%. Dấu ấn thứ ba được ĐB Trần Quang Chiểu đề cập đến đó là: Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã có bước tiến rất dài. Theo ông, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nỗ lực cải cách đáng ghi nhận. Riêng lĩnh vực thuế, hải quan đã cắt giảm 174 thủ tục, đơn giản hoá 894 thủ tục, thực hiện nộp thuế, hoàn thuế điện tử ở các tỉnh, thành phố; áp dụng cơ chế một cửa quốc gia… Kết quả, thời gian nộp thuế giảm từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Do đó, chỉ số tuân thủ thủ tục về thuế thấp nhất trong nhóm các thủ tục hành chính. “Với 3 dấu ấn trên, công tác tài chính 3 năm qua đã đạt được 3 tốt: thu tốt, chi tốt và quản lý tốt, góp phần quan trọng để đất nước ta có cơ hội được tín nhiệm quốc tế như ngày hôm nay. Niềm tin của nhà đầu tư và người dân được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, thành tích mang tính lịch sử trong điều hành chính sách tài khoá 3 năm qua đó là không những đảm bảo cho chi thường xuyên, chi trả nợ lãi vay và chi trả phí vay mà đã tích luỹ chi cho đầu tư phát triển, tuy số tiền không lớn nhưng có ý nghĩa to lớn về điều hành” - vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đánh giá. Ông cũng cho biết số tiền đã dành cho chi đầu tư phát triển qua các năm. Năm 2016 dành trên 10 nghìn tỷ đồng, năm 2017 là hơn 69 nghìn tỷ đồng và năm 2018 là 64 nghìn tỷ đồng, dự kiến năm 2019 là 67 nghìn tỷ đồng. Để đảm bảo nền tài chính an ninh thực sự an toàn, quy mô ngân sách lành mạnh, ĐB Trần Quang Chiểu cho rằng, cần thực hiện cho được chiến lược cải cách của ngành Thuế và sớm khắc phục tình trạng nguồn lực tài chính quốc gia bị phân tán, NSNN quản lý không tập trung như hiện nay./. Minh Anh |