【kết quả bóng đá giải trung quốc】Giáo trình vũ đạo tuồng Huế

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:51:00

Một số động tác biểu trưng trong vở tuồng "Ngọn lửa hồng sơn"

“Khi nghe tin dữ,áotrìnhvũđạotuồngHuếkết quả bóng đá giải trung quốc diễn viên mở trố hai mắt, nhún hai vai liên tiếp nhau, chân hia lướt từ bên này sang bên kia sân khấu, vẻ hoảng hốt. Hay khi có tin buồn, họ ngồi xuống đất, vất người qua vất người lại vài lần…” là một số hình ảnh tượng trưng trong vũ đạo tuồng Huế được “chuẩn hóa” qua hồ sơ khoa học “Vũ đạo tuồng Huế”.

Chọn đúng “điểm rơi”

Tuồng là một loại hình sân khấu, biểu diễn bằng cách điệu hóa. Tuồng dùng âm nhạc và vũ đạo để phát triển xung đột nhân vật nên vũ đạo có nhiệm vụ quan trọng trong việc thể hiện nội dung của lời hát. Tuy nhiên, lời hát có khi gợi lên động tác, nhưng cũng có khi không gợi lên được hình tượng động tác nên diễn viên phải phân tích và tìm ý chính để xử lý cho phù hợp. Nhưng việc phải phân tích và tìm những ý chính để thể hiện vũ đạo cho đúng chất tuồng lại là một việc rất khó với lớp diễn viên trẻ, vì không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết cái hồn cốt của tuồng qua cách dạy truyền khẩu. Chính vì vậy, theo đạo diễn La Thanh Hùng, một trong những đồng tác giả “Vũ đạo tuồng Huế”, với sự cố định hóa tư liệu theo từng nhóm tổ hợp cụ thể (động tác tay, động tác chân, tổ hợp động tác hình thể…); chỉ ra sự giống, khác nhau trong vũ đạo tuồng từng miền; đưa ra cách ứng dụng vũ đạo vào từng típ nhân vật tiêu biểu…, được coi là công trình mô tả trình thức biểu diễn vũ đạo tuồng Huế.

“Vũ đạo tuồng Huế” do ông Trương Trọng Bình, cán bộ Phòng Nghiên cứu nghệ thuật cùng 4 đồng tác giả khác thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế thực hiện. Từ lâu, nghệ thuật tuồng cung đình Huế được coi là viên ngọc quý trong di sản văn hóa Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, nghệ thuật tuồng được nâng lên tầm đỉnh cao. Thời thế thay đổi, loại hình nghệ thuật này mất dần môi trường diễn xướng và ngày càng mai một. Theo ông Bình, nhiều năm trở lại đây, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã quan tâm đến nghệ thuật tuồng Huế nhưng riêng về vũ đạo tuồng Huế thì vẫn chưa có công trình nào chuyên sâu, mang tính hệ thống có ý nghĩa bảo tồn với nhiều hình thức lưu trữ đa dạng và mang tính ứng dụng thiết thực phục vụ cho công tác biểu diễn như “Vũ đạo tuồng Huế”. Với công trình, nhóm tác giả mong muốn có thể lưu giữ lại hình ảnh, tư liệu có thể xem là hiếm hoi của các nghệ nhân, nghệ sĩ. Hy vọng, một mai không xa, khi lớp nghệ nhân, nghệ sĩ này “hoàn thành sứ mệnh lịch sử” thì những thế hệ tiếp theo vẫn còn nguồn tư liệu để tiếp cận, học hỏi, nghiên cứu và so sánh.

Sáng rõ bản sắc

Trên con đường tìm lại chỗ đứng cho tuồng Huế trong điều kiện hiện nay, gìn giữ những giá trị văn hóa của vũ đạo tuồng Huế là việc rất quan trọng và không thể thiếu. Vũ đạo tuồng Huế thực chất là những động tác hình thể được biểu diễn nhịp nhàng, cân đối với lời hát, tiết tấu và giai điệu khi biểu diễn; bao gồm các động tác như: khai, khán, chỉ, long tranh, nhảy thành… Đạo diễn La Thanh Hùng nói thêm: “Nếu tuồng miền Bắc múa thiên về thượng, tuồng Bình Định múa thiên về hạ thì vũ đạo tuồng Huế hài hòa cả ba vùng: thượng – trung – hạ. Ấy là do nguyên thủy nghệ thuật tuồng Huế chỉ phục vụ cho giới quý tộc phong kiến dưới triều đình các chúa Nguyễn, rồi vua Nguyễn, nên so với các nơi khác, tuồng Huế có một bản sắc riêng. Sự kết hợp nhuần nhuyễn ba vùng trong mỗi động tác vũ đạo chính là thể hiện sự tiết chế nhẹ nhàng, nho nhã, sang trọng của con người vua chúa, con người quý tộc vậy”.

Theo ông Bình, trong sân khấu tuồng Huế, khi người diễn viên vừa hát, vừa múa thì vũ đạo tuồng phải tuân thủ nguyên tắc “tứ tương” cổ truyền: Nội ngoại tương quan/ Tả hữu tương ứng/ Thượng hạ tương phù/ Phì sấu tương chế (Nghĩa là: Trong ngoài quan hệ gắn bó nhau, bên trái bên phải ứng tiếp nhau, phía trên phía dưới phù hợp nhau, gầy béo bù sớt cho nhau). Đó chính là sự độc đáo tạo nên bản sắc của tuồng Huế. Những năm gần đây, khi các trường văn hóa nghệ thuật và các đoàn tuồng mỗi khi triển khai các dự án tập huấn cho diễn viên, họ thường phải mời các nghệ nhân, nghệ sĩ có trình độ biểu diễn cao để giảng dạy cho lớp diễn viên trẻ. Với “Vũ đạo tuồng Huế”, có thể coi đây là một bước tiến mới để các nhà quản lý nghệ thuật có thể hướng dẫn người trẻ theo các bước đã được cố định hóa trong hồ sơ.

“Thực hiện công trình tại thời điểm này, việc khó mà nhóm nghiên cứu đã gặp là gì?”. Không vội trả lời, ông Bình mở cho tôi xem một hình ảnh tư liệu ghi hình kỷ niệm của Nghệ nhân La Cháu và NSND La Cẩm Vân. Không hẹn mà gặp, cả ông Bình và ông Hùng đều nhìn họ và nói: “Khó chính là đây. Họ đều về trời hết rồi”. Lặng qua cơn cảm xúc, đạo diễn La Thanh Hùng nói rõ hơn: Thời trước, nhiều nghệ sĩ tuồng Huế hát hay múa giỏi thì lại không có điều kiện về cơ sở lý luận để thực hiện công trình này. Nay chúng ta có đủ điều kiện để phân tích, thực hiện thì họ lại lần lượt đi mất. May mà đến nay, công trình đã hoàn thành với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ còn thể hiện được nhiều động tác khó. Động lực lớn nhất mà chúng tôi có được, chính là từ hồ sơ này và từ nay, tuồng Huế đã có trình thức vũ đạo, có giáo án, giáo trình rõ ràng cho lớp người đi sau. Điều này có ý nghĩa rất lớn để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

顶: 866踩: 6548