当前位置:首页 > Thể thao

【tỉ lệ bong đá】Cảm kích

BP - Còn gần 3 năm nữa chị mới đủ tuổi nghỉ hưu. Ông hiệu trưởng sau mấy lần úp mở,tỉ lệ bong đá bỗng huỵch toẹt hỏi chị sao không nghỉ hưu sớm theo chế độ một ba hai gì đó cho khỏe người, vừa có khoản tiền nằng nặng giắt lưng vừa tha hồ mở lớp dạy kèm ở nhà mà chẳng ai động đến thân! Nhưng chị cứ làm thinh nên ông hiệu trưởng cũng không thèm che giấu sự sốt ruột. Đứa con gái đầu của ông sắp tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh một trường đại học dân lập. Và theo hướng dẫn của ông, nó đã hoàn thành một khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn để đủ điều kiện làm giáo viên, thế chỗ của chị ở ngôi trường này.

Chị nấn ná chưa nghỉ không phải bởi quá yêu nghề gõ đầu trẻ mà bởi chị chưa quên những gì ông hiệu trưởng làm với chị. Hồi hợp tác xã tiểu - thủ công nghiệp của chồng chị phải giải thể, suốt mấy tháng trời, chị bắt anh cứ sáng sáng đạp xe ra khỏi nhà, qua ngõ nhà ông hiệu trưởng trong tư thế của một viên chức đến công sở. Ngày ấy, những người bỏ việc hoặc bị loại khỏi cơ quan nhà nước thường bị nhìn bằng đôi mắt khinh miệt. Mà ông hiệu trưởng lại có tật hay soi mói. Đói no thế nào chỉ người trong nhà biết, chị không muốn thiên hạ, nhất là đồng nghiệp của mình coi anh là đồ lêu lổng, không việc làm.

Không biết bằng cách nào ông hiệu trưởng biết cơ quan chồng chị bị giải thể và anh đang phải làm thuê. Một bữa vừa tan cuộc họp chuyên môn, ông ta liếc chị một cái rồi hỏi lương anh tháng bao nhiêu. Chị ậm ờ cho qua chuyện. Nhưng ông hiệu trưởng quyết không tha. Ông bảo thấy anh làm thuê quần quật ở cửa hàng sắt trên phố huyện, chắc lương cao hơn giáo viên tiểu học, nhỉ. Đến lúc ấy, mọi người mới vỡ lẽ chồng chị mất việc nhà nước từ lâu và hiện là cửu vạn làm thuê cho tư nhân. Nhưng rồi sự tủi nhục mà chị phải cố ghìm nén cũng nguôi ngoai khi anh chịu khó học hỏi, dành dụm và mở được một cửa hàng vật liệu nho nhỏ trên phố. Kinh tế gia đình chị khấm khá dần, con cái đi học rồi đi làm ở thị xã hết. Ở trường chẳng ai còn nhớ đến chuyện anh từng bị mất việc vì xí nghiệp giải thể.

Hằng ngày lên lớp, chị nhấm nháp sự thích thú khi nhìn thấy gương mặt đăm chiêu của ông hiệu trưởng. Giờ ông không còn hay quát nạt, xỏ xiên xách mé mà hay hỏi thăm cửa hàng vật liệu của gia đình chị phát đạt không? Con cái có đứa nào sắp lập gia đình? Chị bỗng hơi mủi lòng khi thấy ông se sẽ thở dài.

Cuộc họp chuyên môn chiều nay, ông hiệu trưởng bỗng vui như hai tết dồn một. Ai cũng ngạc nhiên khi ông đánh giá rất cao vai trò của chị trong tổ chuyên môn. Dù không là tổ trưởng tổ phó gì nhưng với tinh thần trách nhiệm của một người lâu năm trong nghề, chị đã dìu dắt những giáo viên mới vào nghề, giúp họ trở thành giáo viên dạy giỏi. Chị đỏ mặt, biết những lời có cánh đó không thuộc về mình. Rồi ông hiệu trưởng tỏ vẻ ngậm ngùi khi công bố lá đơn xin nghỉ hưu sớm của chị. Trước khi kết thúc cuộc họp, ông còn bắt tay chị và nói, nhà trường cũng như cá nhân ông rất cảm kích và sẽ không quên mấy chục năm cống hiến của chị tại ngôi trường này. Đương nhiên rồi. Chị nghỉ lúc này là đẩy vào gôn cho ông hiệu trưởng một bàn thắng đậm. Con gái ông đã ra trường! Chị cũng thừa biết ông cảm kích không phải vì mấy chục năm cống hiến của chị!

Những ngày chờ làm thủ tục nghỉ hưu, chị như trở thành khách của cả trường. Ai cũng thể hiện sự lưu luyến khi sắp phải chia tay chị, nhất là ông hiệu trưởng. Hình như bây giờ, những người tự nguyện rời bỏ cơ quan nhà nước ra làm ngoài, kể cả những người nghỉ hưu sớm như chị có vẻ được nhiều người quý trọng hơn, không giống ngày xưa. Nhớ lại cái thời hợp tác xã tiểu - thủ công nghiệp bị giải thể và cái trò lén lút để giữ thể diện cho anh ngày trước, chị bỗng thấy buồn cười. Bây giờ, anh có thể mặc quần soọc, áo may ô để ký hợp đồng cung ứng vật liệu với những đối tác là cán bộ nhà nước ở cơ quan này, xí nghiệp nọ. Chẳng ai quan tâm anh là người nhà nước hay tư nhân.  

 LT

分享到: