当前位置:首页 > Cúp C1

【tottenham chuyển nhượng】Áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý chuyên ngành: Chưa tương thích hoàn toàn với quốc tế

ap dung quan ly rui ro trong quan ly chuyen nganh chua tuong thich hoan toan voi quoc te

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Q.Hùng.

Quốc tế chú trọng phân tích thông tin đánh giá rủi ro

Nguyên tắc quản lý rủi ro trong lĩnh vực QLCN cũng đã được quy định cụ thể tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP: “Thay đổi căn bản phương thức quản lý,ÁpdụngquảnlýrủirotrongQuảnlýchuyênngànhChưatươngthíchhoàntoànvớiquốctếtottenham chuyển nhượng kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro”…. Đây vừa là chủ trương, vừa là cơ sở để đưa nguyên tắc quản lý hiện đại này vào pháp luật QLCN.

Theo rà soát của Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI), văn bản pháp luật về QLCN còn rất nhiều điểm “vênh” so với các cam kết quốc tế; đặc biệt về phương pháp quản lý rủi ro. Theo phân tích của đơn vị này, tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (Hiệp định EVFTA), các bên cam kết áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, tập trung kiểm tra những lô hàng trọng điểm, không áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô hàng trọng điểm, giải phóng hàng hóa và kiểm tra sau thông quan.

Giải thích cụ thể về cam kết này, Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho biết, quản lý rủi ro là phương thức quản lý dựa trên cơ sở phân tích thông tin để đánh giá rủi ro có thể xảy ra, làm cơ sở cho việc quyết định áp dụng biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả nhất, với chi phí thấp nhất. Nguồn thông tin để phân tích bao gồm các thông tin có sẵn hoặc có tại thời điểm đưa ra quyết định. Trong các loại thông tin thì thông tin về lịch sử tuân thủ pháp luật của người xuất nhập khẩu là quan trọng nhất. Các thông tin khác bao gồm thông tin về đặc điểm tính chất, chủng loại, chất lượng, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, tuyến đường vận chuyển… Các thông tin đó được cơ quan quản lý thu thập, cập nhật thường xuyên trong một thời gian dài, lập thành cơ sở dữ liệu.

Vấn đề rủi ro của phương pháp này, trong quản lý rủi ro là nguy cơ nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định, gây phương hại cho sức khỏe cộng đồng, an toàn xã hội, thiệt hại cho người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường, cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cho một ngành kinh tế cụ thể nói riêng. Các rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, phổ biến nhất là sự cố ý vi phạm và sự kém hiểu biết về hàng hóa, thị trường của người nhập khẩu. Các yếu tố này được bộc lộ trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, được cơ quan quản lý theo dõi, cập nhật vào cơ sở dữ liệu.

Chính vì vậy, trên cơ sở phân tích các nguy cơ, cơ quan quản lý xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro để áp dụng cho từng hình thức, mức độ kiểm tra cụ thể. Hình thức kiểm tra có thể bao gồm nhiều loại: Miễn kiểm tra; chỉ kiểm tra hồ sơ, miễn thử nghiệm; lấy mẫu phân tích/giám định/thử nghiệm một hay nhiều chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; kiểm tra trước thông quan hoặc kiểm tra sau thông quan. Căn cứ vào tiêu chí quản lý rủi ro và các thông tin có sẵn tại cơ sở dữ liệu, cơ quan quản lý quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của từng người xuất nhập khẩu. Tại thời điểm làm thủ tục xuất nhập khẩu một lô hàng cụ thể, nếu có thông tin mới quan trọng đến mức cần thiết phải điều chỉnh hình thức, mức độ kiểm tra (ví dụ thông tin về dịch bệnh, về chất lượng hàng hóa, về buôn lậu, gian lận thương mại…) thì cơ quan quản lý quyết định điều chỉnh.

Cam kết ở điều này đòi hỏi các bên không áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô hàng cả trong giai đoạn thông quan và kiểm tra sau thông quan, mà phải áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, theo đó, cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nhập khẩu và các thông tin liên quan để quyết định biện pháp kiểm tra phù hợp.

Mới áp dụng một phần quản lý rủi ro

So sánh với một số quy định tại một số văn bản QLCN hiện hành cho thấy, trong các lĩnh vực QLCN, chỉ có lĩnh vực kiểm tra an toàn thực phẩm có một số quy định theo xu hướng áp dụng quản lý rủi ro như: Phân loại hàng hóa, tình huống mức độ tuân thủ pháp luật an toàn thực phẩm của người nhập khẩu để áp dụng 3 phương pháp kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên, mới chỉ là xu hướng, áp dụng một phần nhỏ của phương pháp quản lý rủi ro, chưa đầy đủ nội hàm của phương pháp này. Việc kiểm tra vẫn áp dụng với mọi lô hàng. Hay nói cách khác, về cơ bản, hoạt động QLCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam chưa áp dụng phương pháp quản lý rủi ro. Các cơ quan QLCN chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về người xuất nhập khẩu và hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra chưa dựa trên cơ sở phân tích thông tin, quản lý rủi ro. Trong mọi trường hợp việc quản lý rủi ro để phải thực hiện trước khi hàng hóa được thông quan.

Ngay cả 3 phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm theo xu hướng áp dụng quản lý rủi ro, mỗi bộ QLCN cũng hiểu và áp dụng khác nhau. Ví dụ, cùng phương thức kiểm tra giảm nhưng Bộ Y tế (tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 52/2015/TT-BYT) quy định phương thức kiểm tra giảm là việc “chỉ kiểm tra hồ sơ”, áp dụng tối đa trong thời gian 12 tháng kể từ khi được áp dụng phương thức kiểm tra giảm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Điều 11 Thông tư 12/2005/TT-BNNPTNT) lại quy định chung chung là thực hiện theo điều ước quốc tế về thừa nhận lẫn nhau và áp dụng cho trường hợp hàng hóa đã kiểm tra nhà nước tại nước xuất khẩu; còn Bộ Công Thương (tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 28/2013/TT-BCT) lại quy định phức tạp hơn, phương thức kiểm tra gồm 2 loại: Loại phải lấy mẫu đại diện để kiểm tra việc ghi nhãn và đối chiếu hồ sơ (Điều 7); loại chỉ kiểm tra hồ sơ, không lấy mẫu, nhưng chỉ được áp dụng một lần trong một năm và phải sau 5 lần kiểm tra mặt hàng cùng loại, cùng xuất xứ đạt yêu cầu mới được áp dụng (Điều 8).

Hiện nay, nhiều văn bản pháp luật về QLCN đang được các bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung. Chính vì vậy, để hoàn thiện văn bản, các chuyên gia của VCCI đề xuất sửa đổi Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Điều 38 Luật An toàn thực phẩm, bổ sung các luật QLCN theo hướng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành, bãi bỏ quy định kiểm tra từng lô hàng trong các văn bản pháp luật hiện hành (tương tự như đã quy định tại Điều 17 Luật Hải quan).

分享到: