游客发表

【kết qua bong da anh】Sản xuất chậm lại do Covid

发帖时间:2025-01-10 08:04:19

Covid khiến thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi “chóng mặt”
Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt gia tăng xuất khẩu
Sản xuất sản phẩm quần jean tại nhà máy của Phong Phú Jean
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phòng chống dịch để ngăn chặn rủi ro sản xuất bị gián đoạn do dịch bệnh

Ngày 1/6, IHS Markit công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 53,1 trong tháng 5, giảm so với mức 54,7 điểm của tháng 4. Kết quả này cho thấy mức cải thiện của các điều kiện kinh doanh đã yếu đi so với tháng trước.

Dữ liệu mới nhất và các số liệu thống kê chưa đầy đủ từ những người trả lời khảo sát cho thấy đợt bùng phát trở lại mới đây của đại dịch Covid-19 đã kìm hãm tăng trưởng của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tại thời điểm giữa quý 2.

Dù sản lượng vẫn tăng, nhưng mức tăng đã chậm lại đáng kể và thành mức thấp trong 3 tháng qua.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với số lượng đơn đặt hàng mới khi chỉ số này đã tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2, tuy nhiên điều tích cực là đơn đặt hàng mới đã có tháng tăng thứ chín liên tiếp. Số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng tăng mạnh khi một số thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Số lượng ca nhiễm tăng cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân công trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Tình trạng thiếu hụt nhân công đã góp phần làm lượng công việc tồn đọng tăng gần bằng mức kỷ lục khi các công ty đã phải chật vật đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới. Lượng công việc chưa thực hiện tăng với mức độ cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài ở mức độ cao nhất trong một năm. Như vậy, đại dịch Covid-19 tiếp tục là nhân tố đằng sau tình trạng thời gian giao hàng kéo dài, cùng với những nhân tố khác như chậm trễ ở khâu vận chuyển và khan hiếm nguyên vật liệu.

Mặc dù giao hàng chậm, các công ty đã tăng cả số lượng hàng mua và mức tồn kho hàng mua để tích lũy hàng hóa. Trong khi đó, tồn kho thành phẩm hầu như không thay đổi khi hàng tồn kho được dùng để đáp ứng các đơn đặt hàng mới trong khi sản lượng lại tăng hạn chế.

Đáng chú ý, chi phí đầu vào tiếp tục tăng nhanh hơn và thành mức cao trong hơn 3 năm qua. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiếp tục làm tăng giá nguyên vật liệu, sắt, thép và dầu đều được báo cáo là tăng giá. Cước phí vận tải cao cũng được các công ty nhắc đến.

Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng đáng kể giá bán hàng. Hơn nữa, tốc độ lạm phát lên mức nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Tâm lý kinh doanh cũng suy giảm vì những lo ngại về sự bùng phát của Covid-19, nhưng các công ty nhìn chung vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới. Với hy vọng virus sẽ được kiểm soát trở lại và triển vọng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đã hỗ trợ cho niềm tin kinh doanh.

Theo tìm hiểu của Tạp chí Hải quan, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam như dệt may, da giày đã có sự hồi phục mạnh mẽ về số lượng đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương đã dẫn tới nguy cơ sản xuất bị gián đoạn và khó khăn trong việc thực hiện đơn hàng.

Để ngăn chặn rủi ro, các doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Nhiều nhà máy nằm trong vùng bị phong tỏa, giãn cách vẫn cố gắng duy trì sản xuất để cung ứng kịp đơn hàng cho đối tác.

Ông Lê Xuân Dưỡng, Giám đốc Công ty May Phương Nam cho biết, công ty đã ký kết lượng đơn hàng đến hết năm 2021. Do đó, việc gián đoạn sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giao hàng. Trong khi đó, nhà máy của công ty lại đặt tại quận Gò Vấp – nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kể từ ngày 31/5. Do đó, công ty phải thực hiện hàng loạt giải pháp phòng chống dịch ở mức cao nhất để đảm bảo hoạt động sản xuất luôn được duy trì.

    热门排行

    友情链接