【tỷ số atletico madrid】Dịch Covid
Thần tốc truy vết ca bệnh Covid- 19 tại các khu công nghiệp | |
Đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các ngành kinh tế công nghiệp và thương mại |
Toàn cảnh cuộc họp |
F1, F2 bủa vây cụm công nghiệp
Phát biểu tại cuộc họp khẩn do Bộ Công Thương tổ chức tại đầu cầu Hà Nội, kết nối trực tuyến 63 tỉnh thành hôm nay 13/5 xung quanh vấn đề tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An - Thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh đã diễn biến hết sức phức tạp.
Trong đợt dịch thứ 4 này, trọng điểm chống dịch của cả nước tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất, các trung tâm thương mại, chợ truyền thống... Đây là những nơi tập trung đông lao động nhất cả nước.
Việt Nam hiện có gần 400 khu công nghiệp đã thành lập, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 20 khu kinh tế ven biển, tổng lao động trực tiếp ở các khu này là gần 4 triệu lao động. Trong khi đó, khu vực thương mại có 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại, gần 9 nghìn chợ với các hộ kinh doanh cá thể, 600 nghìn nhà hàng.
“Đối với cụm công nghiệp, có 700 cụm và khoảng 600 nghìn lao động. Đây là những nơi tập trung đông người nhưng vẫn bắt buộc phải hoạt động sản xuất, nếu không sẽ dẫn đến việc bị đứt gãy nền kinh tế. Thời gian qua, trên các địa bàn này đã xuất hiện các ca nhiễm và rất nhiều trường hợp F1, F2”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Từ góc độ địa phương, ông Trần Ngọc Thực - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh cho biết, dịch bệnh đang xảy ra tại 3 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bắc Ninh đã thần tốc truy vết F0, F1, khoanh vùng dập dịch, nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Song song đó, tỉnh cũng chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập “Tổ an toàn Covid-19” ngay tại đơn vị để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Về công tác đảm bảo nguồn cung, ngay từ cuối năm 2020, Sở Công Thương Bắc Ninh đã triển khai nhiều chương trình bình ổn giá, xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa theo từng cấp độ, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trên địa bàn, tỉnh cũng yêu cầu ký cam kết, đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong mọi tình huống. Đến nay, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn vẫn ổn định, không có hiện tượng tăng giá thiếu hàng.
Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Quốc Huy - Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc cho hay, đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hiện nay, tỉnh đã yêu cầu Ban quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị.
Sở đã thành lập 2 đoàn thanh tra, kiểm tra do Phó Giám đốc trực tiếp đi kiểm tra tại các chợ, các doanh nghiệp, có báo cáo nhanh hàng ngày, có văn bản gửi đến để chấn chỉnh những địa bàn chưa thực hiện nghiêm hoạt động phòng, phòng chống dịch.
Riêng tại các khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm tra đột xuất, nhìn chung hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện khá tốt.
Quy rõ trách nhiệm người đứng đầu
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc tăng cường đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
“Chúng ta thống nhất quán triệt việc tập trung cao cho phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu hoạt động công nghiệp và thương mại trên địa bàn cả nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lúc này của của hệ thống chính trị, trong đó ngành Công Thương là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Người đứng đầu ngành Công Thương cũng chỉ rõ nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thời gian tới. Điển hình là, lãnh đạo các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn phải có cam kết bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên trực tiếp về những nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi mà mình được giao.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 đối với tất cả các cơ sở kinh doanh trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đơn vị.
Bên cạnh đó, từng địa phương và từng đơn vị cần xây dựng kịch bản và có phương án cách ly, xử lý khi có trường hợp mắc hoặc là có nhiều trường hợp mắc, lây lan diện rộng trong các khu công nghiệp, các khu thương mại và cần thiết thì tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp, khu thương mại; quản lý, kiểm soát chặt chẽ thông tin người lao động ngoại tỉnh về làm việc tại các khu, cụm công nghiệp ở địa phương…