Áo dài và di sản
Sinh thái & di sản
Hóa Châu,ểchuyệnthànhphốdisảsoi kèo bong da hom nay thành cổ nằm trên đất làng Thành Trung, là ký ức quá mờ nhạt. Ngay cả Phước Yên rồi Bác Vọng, còn lại cũng chỉ là hoài niệm một thời. Chúa Nguyễn Phúc Lan mới là người đầu tiên. Năm 1636, chính vị chúa Nguyễn thứ 3 đã chọn Kim Long để xây dựng thủ phủ, từ đó phát triển lên đô thành Phú Xuân (thời chúa Nguyễn Phúc Khoát), rồi kinh đô Huế (thời Tây Sơn tiếp sang triều đại các vua Nguyễn) luôn trên một địa bàn đô thị.
Dời thủ phủ từ Phước Yên vào Kim Long, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn con sông Hương làm trục chính để xây dựng thành phố. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết như reo vang: “Ít có một dòng sông nào như vậy, như một dòng trường ca chuyên chở hết những giao hưởng của một vùng văn hóa xứ sở”. Băng ra hùng tráng từ rừng già, trầm mặc chạy dọc triền đồi trung du, sông Hương mơ màng đi qua kinh thành Huế để rồi hòa mình đầy khát vọng vào phá Tam Giang cận kề với biển.
Cũng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận đầy ý nhị: “Ở đây thiên nhiên không chỉ là vẻ đẹp để ngắm, thiên nhiên còn hàm dưỡng những chất sống rất cần thiết cho con người… Vậy, thiên nhiên chính là chất thơ sâu thẳm và còn mãi của thành phố Kinh xưa này”. Rồi ông viện dẫn đến một người Nga, kiến trúc sư Iu. Murdin, đã nhận xét rằng trên thế giới có nhiều loại thành phố khác nhau, nhưng “thật hiếm là một thành phố thơ. Vậy mà ở Việt Nam có một thành phố như thế. Đó là Huế”.
Chính trên “nền thơ” bát ngát của thiên nhiên là quần tụ những công trình kiến trúc. Sau chuyến đi thăm vòng quanh Đông Dương, nữ văn sĩ Pháp bà A.De Rotalier trong cuốn sách có tựa đề “Tháng ngày qua” xuất bản năm 1943 đã gọi Huế là Ville Royale, tức thành phố vương giả. “Già nhất” trong các di tích Huế là chùa Thiên Mụ (1600), sau đó là hàng loạt công trình kiến trúc được xây cất qua các thế kỷ sau và tất cả đều đảm bảo được tính hài hòa bền vững của tổng thể thành phố khiến Tổng giám đốc UNESCO A.M.M Bow phải thốt lên, là “một kiệt tác của thi ca đô thị”.
Có những khác biệt
Mốc lịch sử đáng nhớ khi năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh thành, đồng thời đặt dinh Quảng Đức làm vùng phụ cận bao bọc. Minh Mạng kế nghiệp đã đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên. Cải cách hành chính 1831 - 1832, các đơn vị hành chính lớn như dinh hay trấn được đổi thành tỉnh, trực thuộc thẳng triều đình. Phủ Thừa Thiên do có vị trí kinh sư vẫn giữ cấp phủ, nhưng có địa vị ngang hàng tỉnh.
Thời kỳ đầu Pháp thuộc, Huế vẫn là một tên gọi dân gian. Mãi đến ngày 12/7/1899, dưới tác động của chính quyền thực dân muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, vua Thành Thái mới ban Dụ thành lập thị xã Huế, với ranh giới được xác lập xen giữa kinh thành gồm các vùng phụ cận và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương, tức là trục đường Lê Lợi nối từ cầu Ga đến Đập Đá ngày nay. Huế trở thành địa danh chính thức. Ba lần sau đó, thị xã Huế được mở rộng về phía Nam sông Hương vào các năm 1903, 1908 và 1921.
Ngày 12/12/1929, Toàn quyền Đông Dương quyết định công nhận Huế là thành phố đô thị loại 3. Bốn năm sau, vua Bảo Đại ra sắc lệnh, chuẩn y việc chỉnh đốn quản lý và điều hành, đứng đầu thành phố là Bang tá, ngang hàng Tri huyện, nhưng mọi việc vẫn phụ thuộc vào Công sứ Pháp ở Thừa Thiên. Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Hà Nội là thủ đô. Cùng với Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn, Huế là trực thuộc kỳ (Trung Kỳ). Trước năm 1975, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy thế tỉnh lỵ Thừa Thiên đặt tại Huế. Là một thành phố trực thuộc tỉnh sau năm 1975, Huế được công nhận là thành phố loại 2 (năm 1992) lên loại 1 (năm 2005).
Vậy là hơn 2 thế kỷ đi qua, điều dễ cảm nhận là mô hình quản lý, điều hành đô thị Huế luôn thay đổi và đặt ra nhiều mối quan hệ cần xử lý. Ban đầu là giữa kinh thành Phú Xuân với dinh Quảng Đức và phủ Thừa Thiên. Tiếp đến là thị xã Huế với tỉnh Thừa Thiên. Cuối cùng là thành phố Huế với tỉnh Bình Trị Thiên và Thừa Thiên Huế. Thành phố bên bờ sông Hương vẫn nằm trong cái thế quản lý “lửng lơ” giữa Trung ương với tỉnh và loay hoay bởi ý tưởng, xử lý sao đây mối quan hệ giữa mở rộng và phát triển.
Cơ hội cho Huế
Khó có thể so sánh Huế với Hà Nội hay Sài Gòn, thậm chí với thành phố láng giềng Đà Nẵng về quy mô dân số cũng như kinh tế. Thế nhưng, nếu dòng Hương Giang là báu vật thiên nhiên ban tặng cùng núi đồi, đồng bằng và đầm phá hòa quyện trong đa dạng mang đến chất thơ sinh thái thì 139 năm thủ phủ xứ Đàng Trong, 143 năm kinh đô triều Nguyễn, cùng 24 năm trước đó là kinh đô của triều đại Tây Sơn đã để lại cho Huế một kho báu khổng lồ với 7 di sản trong đó được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Việc đưa cả tỉnh Thừa Thiên Huế thành đô thị trực thuộc Trung ương sẽ rất khó khả thi, 10 năm rồi vẫn chưa đạt được. Nếu xây dựng Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương thì phù hợp và khả thi hơn, dù hiện vẫn chưa có bộ tiêu chí cho loại hình đô thị này”.
Huế có đầy đủ các tiêu chí để trở thành một đô thị di sản đặc thù, thành phố di sản cấp quốc gia trực thuộc Trung ương là khẳng định của tiến sĩ sử học Phan Thanh Hải. Các di sản của Cố đô Huế có quy mô rất lớn và mang tính đại diện rất cao, đòi hỏi phải có sự quản lý, sự quan tâm, hỗ trợ trực tiếp của chính quyền Trung ương cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực để có thể bảo tồn bền vững cũng như khai thác, phát huy giá trị một cách hiệu quả.
Sinh thời, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng so sánh: “Nếu Hà Nội là một đô thị hướng nội, Sài Gòn là một cảng thị thì Huế lại là một thành phố vườn, thành phố thơ”. Trên cao nhìn xuống, thành phố Huế như một thảm xanh với những vườn cây xanh mát. Vườn là ý niệm nhất quán về không gian bao quanh các loại hình kiến trúc Huế; trong đó, nhà vườn là công trình chủ đạo. Chính vị thế trung tâm kia cho phép Huế có thể mở rộng nhiều hướng nhưng cũng đặt ra suy nghĩ, phần còn lại tồn tại sao đây?
Việc ra đời thành phố di sản có liên hệ với việc phát triển kinh tế du lịch. Đó là hai lĩnh vực có tác động qua lại nhưng độc lập. Thành phố di sản quản lý, gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị một khối di sản vô cùng to lớn. Với nguồn tài nguyên đó, ngành văn hóa du lịch tuyển chọn tổng hợp rút ra các giá trị có thể khai thác. Tôi thích ý tưởng của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khi ông ví di sản Huế cũng như cô gái đẹp, muốn cho di sản “đẻ ra tiền” phải qua ngành du lịch. Tôi cũng nghĩ, chiếc áo quản lý đang dùng cũng đã trở nên chật chội lắm rồi, nó đang kìm hãm sự phát triển của đô thị Huế, rất cần sự đổi thay.
Bài:ĐÌNH NAM - Ảnh:NGỌC LỤC BẢO