【soi kèo newcastle vs mu】Thị trường vật tư nông nghiệp: Đủ chiêu trò gian lận
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ,ịtrườngvậttưnôngnghiệpĐủchiêutrògianlậsoi kèo newcastle vs mu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - cho biết, hàng năm, lực lượng QLTT tiến hành hàng ngàn vụ kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón giả, kém chất lượng, không có trong danh mục lưu hành… Đáng lo ngại, 1/3 số mẫu kiểm tra khi đưa ra giám định về chất lượng, và so sánh với các chỉ tiêu đã được công bố, gần như không đạt yêu cầu. Các tổ chức, cá nhân thường pha, trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét vào trong sản phẩm phân bón làm để tăng khối lượng nhằm thu lợi bất chính. Đối với thuốc BVTV, các đối tượng thường nhập thuốc BVTV rẻ tiền trên thị trường, trộn thêm một số các loại hóa chất khác, sau đó dùng các nhãn mác nổi tiếng của thương hiệu uy tín, bán ra thị trường kiếm lời. Ngoài ra, một số vi phạm khác như ghi nhãn không đúng quy định, thông tin mập mờ, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng…
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng phân bón |
“Một số tổ chức, cá nhân còn đưa hình thức khuyến mại, thổi phồng hiệu quả, nhưng giá lại rất rẻ, kích thích người mua. Đặc biệt thủ đoạn của các đối tượng này thường chọn vùng trọng điểm, hay thời điểm, thời vụ khan hiếm của vật tư” - ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - chia sẻ thêm.
Ghi nhận mới đây tại An Giang, gần 500 bao phân bón bị ngành chức năng phát hiện với hàng loạt vi phạm như: Tên sản phẩm không đúng quyết định lưu hành, thông tin ghi trên bao bì chưa đúng sự thật… Đầu tháng 10, lực lượng chức năng tỉnh này cũng đã phát hiện hộ kinh doanh trên địa bàn bày bán 12.184 chai, gói thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ bệnh và phân bón lá hết hạn sử dụng. Trong đó, có nhiều mặt hàng đã hết hạn sử dụng từ năm 2017. Hay tại Vĩnh Long, lực lượng chức năng cũng phát hiện hơn 300 bao phân bón hết hạn sử dụng và vi phạm về nhãn. Tiền Giang phát hiện phương tiện vận chuyển 15 tấn phân bón vi phạm nhãn và không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam…
Lý giải nguyên nhân nạn phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thuốc BVTV chưa được phép lưu hành… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đức Lê cho biết, các đối tượng vi phạm thường di dời cơ sở sản xuất vào vùng hẻo lánh, thưa thớt dân cư, sau khi sản xuất xong, mang ra thị trường bán ồ ạt vào thời điểm nhất định, và xóa sổ luôn xưởng sản xuất đó. Vì vậy, việc phát hiện, theo dõi đòi hỏi phải có sự vào cuộc cả hệ thống. Trong khi đó, lực lượng QLTT mỏng, đôi khi chưa kiểm soát được toàn bộ.
Ngoài ra, việc xử lý vi phạm phần lớn ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính, trong khi lợi nhuận từ kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng rất lớn, nên các tổ chức, cá nhân vẫn “nhởn nhơ”. Ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam - cho rằng, cần có chế tài xử lý nghiêm minh, nặng tay hơn. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ có cơ quan nhà nước mà cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt, việc nâng cao nhận thức của người dân là rất quan trọng.
Từ nay đến cuối năm, Tổng cục QLTT sẽ tăng cường phối hợp, đào tạo nghiệp vụ cho lực lượng QLTT về lấy mẫu, kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng phân bón và thuốc BVTV; phối hợp với Cục BVTV chia sẻ cung cấp thông tin về các hành vi vi phạm đang diễn ra ở từng thời điểm cụ thể. |