Nếu như trong các nghiên cứu về tham nhũng trước đây hay dư luận xã hội đều cho rằng DN là “nạn nhân” của cơ quan công quyền,ệptưcũngphảihốilộchodoanhnghiệpcôvua pha luoi c1 thì khảo sát mới đây của Cục Phòng chống tham nhũng và Công ty Monaco cho thấy, tham nhũng trong DN và tham nhũng giữa DN và DN đang diễn ra phổ biến, rất đáng lo ngại. Nguy cơ lớn cho sự phát triển của DN Theo Báo cáo của Công ty Monaco, hối lộ thương mại là một thực trạng khá phổ biến trong mối quan hệ giữa DN và DN, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Hình thức biểu hiện là lãnh đạo quản lý DNNN nhận hoa hồng, “gửi giá” vì động cơ vụ lợi trong các hợp đồng ký kết với DNTN. 68% DNTN đã phải chi trả hoa hồng để có hợp đồng với DNNN. Điều đáng nói là 68% DNTN cũng phải sử dụng “chi phí không chính thức” để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng (NH). DNTN phải chi bình quân 2,8% (thậm chí 10%) tổng số tiền vay để trả cho “dịch vụ môi giới hoặc tư vấn vốn vay NH”. Một nghiên cứu mới đây của Dự án Sáng kiến Xây dựng tính Nhất quán và Minh bạch trong Quan hệ Kinh doanh tại Việt Nam (ITBI) cũng cho thấy, khoản “lại quả” trích lại cho đối tác thường <5% giá trị của thương vụ và tỷ lệ trích lại trong ngành dịch vụ thường cao hơn các ngành sản xuất, thương mại. Đại diện của Công ty Monaco cho rằng, mặc dù pháp luật về phóng chống tham nhũng không điều chỉnh các mối quan hệ này, tuy nhiên các hành vi này có tính chất tương tự “hành vi tham nhũng” (lạm dụng chức vụ, quyền hạn của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong DN vì động cơ vụ lợi).
Ngoài ra, một “thủ phạm” mới được nhận diện của nạn tham nhũng mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến đó là, tham nhũng, hối lộ trong quan hệ nội bộ của DN. Tình trạng này được cho là nguy cơ lớn nhất đe dọa sự phát triển lâu dài của DN. Hành vi tham nhũng này thể hiện qua các hình thức: ăn chia, hối lộ trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con; Các cấp quản lý trong DN lạm dụng quyền hạn, sử dụng phương tiện tài sản vào mục đích cá nhân; bổ nhiệm người thân vào các vị trí quản lý quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Monaco, 22% DN có vụ việc về gian lận nội bộ; 8% giám đốc lạm quyền; 24,5% có khiếu kiện về tuyển dụng và bố trí nhân sự. Khảo sát trong nhóm các công ty cổ phần, có tới 46% số người được hỏi cho rằng, giám đốc luôn có phần “hoa hồng” khi ký hợp đồng với các đối tác. Cần xử lý cả hai Nói về thực trạng tham nhũng hiện nay, ông Ngô Mạnh Hùng – Cục phó Cục Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng: “Từ trước đến nay, phòng, chống tham nhũng trong kinh doanh chỉ quan tâm đến phía cơ quan công quyền mà quên rằng DN cũng là một tác nhân của vấn đề này, để giải quyết được vấn đề này, cần song hành xử lý cả hai phía”. Theo TS. Antony Stokes, Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam, hối lộ làm toàn bộ nền kinh tế trở nên kém hiệu quả, vấn đề là chính lãnh đạo các DN cần phải nhận thấy rằng, phòng chống tham nhũng là một cơ hội có thể nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế. Một trong những giải pháp là đưa ra những bộ quy tắc ứng xử của chính DN mình để giảm thiểu tham nhũng trong DN. Để giảm thiểu tình trạng hối lộ trong DN, Công ty Monaco kiến nghị, cần mở rộng đối tượng điều chỉnh của pháp luật phòng chống tham nhũng đối với khu vực tư nhân. Tăng cường chế tài xử lý đối với DN sử dụng biện pháp “đưa hối lộ” làm méo mó tính chất thị trường cạnh tranh lành mạnh. Hoàn thiện cơ chế quản trị, phòng ngừa “xung đột lợi ích”, giải quyết hài hòa lợi ích của chủ sở hữu, người điều hành, người lao động trong các DN... Bên cạnh đó, khuyến khích các DN xây dựng và thực hiện các cơ chế kiểm soát nội bộ và “Quy tắc ứng xử của DN”, bao gồm cả những nguyên tắc kinh doanh không tham nhũng, không hối lộ. Khuyến khích các hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề thực hiện các sáng kiến hành động tập thể với sự tham gia của các DN nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, không tham nhũng./. Trung Ninh |