Khẩn trương chuẩn bị nguồn hàng hóa cho dịp cuối năm Saigon Co.op dành 5.000 tỉ đồng chuẩn bị nguồn hàng Tết |
Trao đổi về vấn đề chuẩn bị hàng hóa dịp Tết,ênkếhoạchchuẩnbịnguồnhàngchodịpTếtQuýMãkèo bóng đá 888 tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 10 diễn ra ngày 28/10, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm nay, 2 dịp Tết Dương lịch và Âm lịch tương đối gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng. Do đó, các doanh nghiệp đang lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng thực sự chất lượng ổn định không chỉ cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng cho dịp Tết |
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động đến một số hệ thống phân phối, địa phương nhằm đánh giá tình hình, chuẩn bị hàng hóa và kiểm soát chất lượng hàng hóa đưa ra thị trường. Dự kiến đến tháng 11, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có cuộc họp về vấn đề chuẩn bị hàng Tết.
“Vừa rồi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đi thị sát các kênh phân phối nhằm tìm ra giải pháp để truy suất nguồn gốc sản phẩm một cách đồng bộ, từ canh tác đến thu gom sơ chế, qua điểm trung chuyển vào siêu thị, đến tay người tiêu dùng… Để làm được điều này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng để đồng bộ hóa, cần giải pháp ngắn hạn và trung hạn để giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng truy suất được nguồn gốc sản phẩm”– ông Nguyễn Quốc Toản nói.
Về phía các địa phương, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, vào dịp cuối năm, Hà Nội luôn chú trọng triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo không thiếu hàng sốt giá cho các dịp Lễ Tết.
Theo đó, để đảm bảo bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, tháng 6 hàng năm, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đến tháng 6 năm sau để các doanh nghiệp triển khai các giải pháp chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa cho dịp Tết và xuyên suốt thời điểm đó. 2 năm nay, chương trình bình ổn thị trường không chỉ thực hiện với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mà còn phối hợp với cả các doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác. Nhờ đó, trải qua 2 năm dịch bùng phát, hàng hóa của Thủ đô luôn đảm bảo để phục vụ người dân. Các mặt hàng nhu yếu phẩm đảm bảo không bị đứt gãy.
Hiện nay, có 34 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và 16 doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác tham gia chương trình bình ổn thị trường của Thủ đô. Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ doanh nghiệp để đưa hàng vào hơn 12 nghìn điểm bán gồm 132 siêu thị, hơn 8.000 tổ hợp chuyên doanh, 1.200 sạp hàng tại chợ truyền thống, hơn 500 bếp ăn tập thể. Đồng thời, Hà Nội đã tổng hợp chương trình bình ổn thị trường và tổng hợp kế hoạch vay vốn cho các đơn vị đăng ký với số vốn 889 tỷ đồng để gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội.
“Tất cả các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đều được Hà Nội hỗ trợ hoạt động vận chuyển để đảm bảo không đứt gãy nguồn cung, đưa hàng nhanh nhất đến với người tiêu dùng”– đại diện Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ. Đồng thời cho biết, từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ triển khai các chương trình kết nối cung cầu, hội nghị giao thương để đa dạng nguồn cung cho thị trường. Về cơ bản, sẽ không gặp vấn đề gì về nguồn cung hàng hóa thiết yếu từ nay đến cuối năm.
Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, thường trực Tổ điều hành thị trường trong nước đánh giá, những năm gần đây, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh luôn là các địa phương có nhiều sáng tạo trong thực hiện các chương trình bình ổn thị trường, cả về thu xếp vốn, kết nối lưu thông hàng hóa… Đây là hoạt động quan trọng vì nếu các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đảm bảo hàng hóa đầy đủ, kiểm soát giá tốt thì sẽ đóng góp quan trọng cho kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng của cả nước.
Thời gian tới, Tổ Điều hành thị trường trong nước kiến nghị các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Bộ Công Thương chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong hay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.