【soi kèo armenia】Công nghiệp môi trường của Việt Nam còn quá nhỏ
TheôngnghiệpmôitrườngcủaViệtNamcònquánhỏsoi kèo armeniao báo cáo của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương đã phê duyệt thực hiện 57 nhiệm vụ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực công nghệ, thiết bị, sản phẩm phục vụ xử lý môi trường (tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước là 134 tỷ đồng và 64 tỷ đồng huy động của các đơn vị), theo đó đã từng bước nâng cao năng lực trong nước trong việc hình thành công nghệ, chế tạo thiết bị và sản xuất các sản phẩm sử dụng trong xử lý môi trường, góp phần phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Huy Hoàn, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, kết quả phát triển của ngành công nghiệp môi trường vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu và tiềm năng. Năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường của ngành công nghiệp môi trường vẫn còn thấp, kết quả thu hút các nguồn vốn đầu tư vào công nghiệp môi trường chưa cao. Mức độ tham gia của xã hội vào lĩnh vực dịch vụ môi trường còn hạn chế và chủ yếu vẫn dựa vào kinh phí từ ngân sách Nhà nước
Lý giải một phần nguyên nhân của hạn chế này, ông Hoàn cho rằng do giá dịch vụ môi trường vẫn ở mức thấp; Nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu KHCN, ứng dụng và chuyển giao công nghệ còn hạn chế và bố trí chậm. Trong một số trường hợp, kinh phí được bố trí chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
Bên cạnh đó, một hạn chế lớn nữa của công nghiệp môi trường là thị trường của ngành công nghiệp môi trường ở VIệt Nam chưa phát triển. Cơ sở hạ tầng của các DN chế tạo thiết bị, sản xuất sản phẩm môi trường vẫn còn hạn chế. Các DN môi trường chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất, vì vậy các nghiên cứu chưa nhiều và nếu có thường mang tính giải quyết tình thế, chủ yếu mang tính mô phỏng công nghệ, thiết bị đã có.
Về thực trạng các DN môi trường, ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường cho biết, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 4.000 DN được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực môi trường bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Trong đó, phần lớn các DN môi trường có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng. Số lượng DN quy mô lớn không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3%.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên Môi trường thì hiện hầu như không có DN Nhà nước về dịch vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề lớn, quan trọng của đất nước về môi trường như các trung tâm xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh, DN xử lý sự cố tràn dầu, DN xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung...
Đại diện Hiệp hội Công nghiệp môi trường cho rằng, công nghiệp môi trường ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, đóng góp trong tổng sản lượng công nghiệp cũng như GDP còn rất khiêm tốn, kể cả so với mức trung bình chung của thế giới cũng như so với các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam. Như vậy nhu cầu phát triển công nghiệp môi trường là rất lớn, dư địa để phát triển còn nhiều.
Đề xuất các giải pháp để phát triển công nghiệp môi trường thời gian tới, đại diện Hiệp hội Công nghiệp môi trường kiến nghị Nhà nước cần ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ vay vốn từ các tổ chức tín dụng cho các DN khi tham gia cung cấp dịch vụ môi trường, có chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường được sản xuát trong nước, hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí xúc tiến thương mại cho các cơ sở DN công nghiệp môi trường, đồng thời xây dựng quy hoạch phát triển DN dịch vụ môi trường đến năm 2020 của từng địa phương trên cơ sở đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường trên đại bàn, khả năng đáp ứng nhu cầu của DN ngoài địa bàn.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/679f297014.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。